các chỉ số tài chính doanh nghiệp

Nhà đầu tư mới thường phải đánh giá sự phát triển của một doanh nghiệp để quyết định việc góp vốn. Các chỉ số tài chính là cơ sở để đánh giá sự phát triển của một doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua những chỉ số tài chính quan trọng nhất.

Vai trò các chỉ số tài chính là gì?

Các chỉ số tài chính là cơ sở để so sánh, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các công ty. Với nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp, các chỉ số này giúp họ biết công ty đang phát triển như thế nào.

  • Về định nghĩa, chỉ số tài chính là tỷ lệ giữa các số liệu tài chính với nhau nhằm mục đích so sánh, đối chiếu.
  • Phân tích chỉ số tài chính là hoạt động so sánh các con số để xem doanh nghiệp đang phát triển hay suy giảm.
  • Ý nghĩa các chỉ số trong báo cáo tài chính là cho phép so sánh tình hình tài chính trong một doanh nghiệp theo từng giai đoạn hoặc các doanh nghiệp cùng ngành với nhau.

Ví dụ về chỉ số tài chính: Trong báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, tổng doanh thu trong một năm và số lượng nhân viên của doanh nghiệp được công bố. Nhà đầu tư có thể chia tổng doanh thu cho số lượng nhân viên để có một chỉ số tài chính để tham khảo.

các chỉ số tài chính doanh nghiệp

Chỉ số tài chính cho thấy tình hình phát triển của một doanh nghiệp.

Tổng hợp 39 chỉ số tài chính doanh nghiệp quan trọng

Để phân tích tình hình phát triển một doanh nghiệp, chúng ta cần dựa vào rất nhiều chỉ số khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế các chủ doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư chỉ cần nắm 18 chỉ số tài chính cơ bản như sau.

1. Chỉ số phân tích tỷ lệ

Chỉ số tài chính này dùng để phân tích định lượng trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Qua chỉ số này, chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể đối chiếu các công ty cùng ngành hoặc cùng lĩnh vực kinh doanh.

Lưu ý với nhà đầu tư mới:

  • Không so sánh chỉ số này với các công ty khác ngành hoặc khác lĩnh vực.
  • Không tập trung chỉ số này vào một giai đoạn nào đó mà cần phân tích xu hướng trong nhiều giai đoạn để biết công ty phát triển như thế nào.

2. Tỷ lệ hoạt động

Chỉ số này dùng để đo lường xem một doanh nghiệp có sử dụng tài sản hiệu quả hay không. Qua chỉ số này, nhà đầu tư có góc nhìn tổng quan về hiệu suất kinh doanh của công ty đó.

Công thức tính: Chỉ số hoạt động = (Lợi nhuận sau thuế) / (Tổng tài sản)

3. Tỷ số thanh toán hiện hành

Chỉ số này cho biết khả năng trả nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp dựa trên tiền mặt, hàng tồn kho… có khả thi hay không.

Công thức tính: Tỷ số thanh toán hiện hành = (Tài sản ngắn hạn) / (Nợ ngắn hạn)

4. Chỉ số thanh toán nhanh

Chỉ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có đủ tài sản để trả nợ ngắn hạn mà không cần bán hàng tồn kho hay không.

Công thức tính: Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền + các khoản phải thu + các khoản đầu tư ngắn hạn ) / (Nợ ngắn hạn).

5. Chỉ số thanh toán tiền mặt

Chỉ số thanh toán tiền mặt cho thấy thực tế doanh nghiệp có thể trả các khoản nợ nhanh hay chậm.

Công thức tính: Chỉ số thanh toán tiền mặt = (Các khoản tiền và tương đương tiền) / (Nợ ngắn hạn).

6. Tỷ lệ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh/doanh thu

Chỉ số tài chính dòng tiền từ hoạt động (Short-term debt coverage) cho biết khả năng tạo ra tiền mặt từ doanh thu của một doanh nghiệp.

Chỉ số giá trị sổ sách BV

Khi phân tích các chỉ số tài chính doanh nghiệp thì chỉ số giá trị sổ sách luôn được ưu tiên hàng đầu.

Chỉ số tài chính P/B

Khi phân tích các chỉ số tài chính thì chỉ số P/B (Price to Book ratio) cho biết mức giá cổ phiếu so với giá trị trên sổ sách.

Chỉ số tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA

Chỉ số tài chính ROA (Return On Asset) cho biết với mỗi đồng vốn thì doanh nghiệp thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Chỉ số tỷ suất lợi nhuận thuần

Chỉ số tỷ suất lợi nhuận thuần giúp đánh giá khả năng sinh lời trong một thời kỳ của công ty.

Chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp

Chỉ số này thường được dùng để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp.

Chỉ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE

Chỉ số ROE (Return on Equity) cho biết cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Chỉ số lợi nhuận biên từ hoạt động kinh doanh

Chỉ số lợi nhuận biên từ hoạt động kinh doanh rất hữu ích với chủ doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư.

Hệ số nợ

Chỉ số này bao gồm nợ dài hạn lẫn nợ ngắn hạn mà một doanh nghiệp phải trả.

Chỉ số khả năng trả lãi

Chỉ số này cho biết doanh nghiệp có khả năng trả nợ lãi đến mức nào.

Chỉ số thanh khoản

Chỉ số thanh khoản là một chỉ số tài chính được dùng rất nhiều trong việc phân tích “sức khỏe” doanh nghiệp.

By Thai Anh

Hỗ trợ bạn đọc có thêm nhiều kiến thức vay vốn. Giúp mọi người có thể giải quyết các vấn đề tài chính trong cuộc sống thường ngày.