Bán khống là gì? Tất cả kiến thức về bán khống trong chứng khoán
Bán khống là gì? Tất cả kiến thức về bán khống trong chứng khoán

Gần đây, thị trường chứng khoán ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Trong quá trình theo dõi và tham gia vào thị trường này, bạn có thể đã nghe đến thuật ngữ “bán khống”. Vậy bán khống là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bán khống trong chứng khoán.

Bán khống (Short selling) là gì? Mục đích của việc bán khống

Bán khống trong tiếng Anh được gọi là Short Selling. Đây là hoạt động bán tài sản mà người bán không phải là chủ sở hữu. Bán khống thường được sử dụng trong giao dịch chứng khoán để kiếm lợi nhuận từ việc sụt giá của một loại cổ phiếu nào đó. Nhà đầu tư sẽ vay cổ phiếu khi giá đang cao để bán, và khi giá thấp hơn, họ sẽ mua lại cổ phiếu để trả. Nhờ vào sự chênh lệch giá mua và bán, người bán có thể thu về lợi nhuận.

Bán khống trong tiếng Anh là Short Selling. Đây là hoạt động bán tài sản mà người bán không phải là chủ sở hữu

Hãy cùng xem một ví dụ để hiểu rõ hơn về bán khống chứng khoán là gì. Nhà đầu tư A mượn 10.000 cổ phiếu ABC của công ty X, bán ra với mức giá 50 USD/cổ phiếu. Trong tương lai, giá cổ phiếu giảm xuống mức 40 USD/cổ phiếu. Lúc này, A sẽ mua lại cổ phiếu với mức giá 40 USD/cổ phiếu và trả lại cho bên X. Nhờ vào sự chênh lệch giá mua và bán, A sẽ thu về lợi nhuận là 100.000 USD.

Hiện nay, bán khống chứng khoán có 2 mục đích:

  • Thu lợi nhuận từ giao dịch: Nhà đầu tư nhận thấy xu hướng giảm giá của mã cổ phiếu trong tương lai. Lúc này, họ thực hiện bán khống để thúc đẩy việc giảm giá của cổ phiếu và tối đa lợi nhuận. Khi mã cổ phiếu giảm giá theo dự đoán, nhà đầu tư mua vào với giá thấp để thu lợi từ chênh lệch.
  • Phòng ngừa rủi ro từ thị trường: Nhà đầu tư muốn giảm tối đa tổn thất với một mã cổ phiếu khi thị trường có những biến động khó lường, đi ngược với dự đoán.

Bán khống chứng khoán có hợp pháp tại Việt Nam không?

Bán khống chứng khoán là hoạt động giao dịch được thực hiện nhiều trên thị trường, mang lại cơ hội thu lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, nó cũng là hoạt động đầu cơ, thao túng thị trường và có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư khác. Chính vì lý do này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam không cho phép hoạt động bán khống diễn ra. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay vẫn xuất hiện tình trạng bán khống giữa các cá nhân thông qua hình thức vay mượn từ các nhà đầu tư. Mặc dù phức tạp và có nhiều rủi ro, nhưng tình trạng này vẫn đang diễn ra.

Bán khống chứng khoán là giao dịch được thực hiện nhiều trên thị trường, mang lại cơ hội thu lợi nhuận lớn

Đặc điểm của bán khống trong chứng khoán

Bán khống có 3 đặc điểm chính như sau:

1. Người bán không sở hữu cổ phiếu: Bán khống là một giao dịch mà người bán không thực sự sở hữu cổ phiếu đang được bán, thay vào đó sẽ vay nó từ một môi giới hay đại lý. Thông qua việc này, nhà đầu tư thực hiện đặt lệnh bán và người bán có nghĩa vụ mua lại cổ phiếu vào thời điểm nào đó trong tương lai để hoàn trả lại.

2. Lợi nhuận từ việc giảm giá cổ phiếu: Bán khống cho phép nhà đầu tư thu lợi nhuận từ cổ phiếu giảm giá. Dựa vào những kỹ thuật phân tích chứng khoán, người bán kỳ vọng thu lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu khi giá cao, và sau đó mua lại khi giá đã giảm.

3. Bán khống là một loại rủi ro: Bản chất bán khống là một loại rủi ro, thậm chí có tỷ lệ rủi ro cao. Việc này có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng cũng có thể gây tổn thất lớn nếu giá cổ phiếu không giảm mà tiếp tục tăng.

Rủi ro và cách phòng ngừa khi bán khống cổ phiếu là gì?

Rủi ro khi bán khống

Mặc dù hoạt động này có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng rủi ro cũng rất cao. Dưới đây là một số rủi ro phổ biến khi tham gia bán khống:

  • Dự đoán sai biến đổi về giá của cổ phiếu: Khi tham gia bán khống, người bán luôn hy vọng vào việc cổ phiếu sẽ giảm trong thời gian bán khống. Tuy nhiên, nếu dự đoán sai, cổ phiếu có thể tăng và người bán sẽ mất tiền.

  • Số tiền lỗ khi bán khống là không giới hạn: Về mặt lý thuyết, nếu cổ phiếu tăng liên tục mà không giảm, người bán có thể mất rất nhiều tiền. Chi phí vay mượn cổ phiếu trước đó sẽ tăng cao, và người bán phải trả một số tiền lớn để hoàn trả cổ phiếu.

  • Sự giảm giá chứng khoán trong ngắn hạn và tăng giá trong dài hạn: Khi tới thời hạn phải trả số cổ phiếu đã vay, người bán phải mua dù giá cổ phiếu đã tăng cao, gây ra tác động tăng thêm đến giá cổ phiếu.

  • Rủi ro pháp lý: Trong thị trường chứng khoán, việc bán khống có thể gặp phải rủi ro pháp lý, do đó, nhà đầu tư có thể bị phạt hoặc cấm giao dịch trên thị trường.

  • Phức tạp với những nhà đầu tư mới: Bán khống là một hoạt động phức tạp, không phải nhà đầu tư nào cũng có thể thực hiện được. Nó chỉ nên được thực hiện bởi những người có kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá rủi ro trước. Hơn nữa, bán khống thiếu sự quản lý chặt chẽ, dễ gây tổn thất cho các nhà đầu tư nhỏ.

Bán khống yêu cầu nhà đầu tư nhạy bén, có nhiều kiến thức và kinh nghiệm để dự đoán trước rủi ro

Cách phòng ngừa rủi ro khi bán khống

Dự đoán xu hướng thị trường là một bài toán khó. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro khi bán khống, các nhà đầu tư nên lưu ý những điều sau:

  • Xác định điểm mua, điểm bán hợp lý nhằm tăng khả năng thắng đầu tư và lợi nhuận.

  • Luôn có một mức giới hạn thua lỗ nhất định, ví dụ như 7% – 10%.

  • Trong chứng khoán, sẽ có những rủi ro không thể đo lường, nên nhà đầu tư nên chỉ cược với một tỷ trọng nhất định.

  • Nhà đầu tư mới hoặc không có kinh nghiệm nên tránh tham gia bán khống cổ phiếu để tránh rủi ro.

  • Có thể thực hiện mua cổ phiếu cơ sở và bán khống ở thị trường phái sinh với các đòn bẩy 1:5, 1:10 hoặc 1:20.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bán khống là gì. Hãy nhớ rằng, khi tham gia bán khống trên thị trường chứng khoán, bạn cần hiểu rõ bản chất, đặc điểm và rủi ro của giao dịch này. Tuy nhiên, đây là một hoạt động chưa được pháp luật cho phép, vì vậy, hãy phòng ngừa để tránh những rủi ro không đáng có.

Nguồn: EzCash.vn

By Thai Anh

Hỗ trợ bạn đọc có thêm nhiều kiến thức vay vốn. Giúp mọi người có thể giải quyết các vấn đề tài chính trong cuộc sống thường ngày.