Vay tiền online RedBag - redbag.vn

Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác sau khi mua được một bộ quần áo mới sẽ ngay lập tức tìm thêm đôi giày khác phù hợp hơn với món đồ mình vừa sở hữu, dù trong tủ giày đã có rất nhiều kiểu dáng khác nhau? Tại sao chúng ta vẫn luôn sẵn sàng chi tiền cho những thứ không cần thiết?

Câu trả lời sẽ được anh Ngô Thành Huấn – Giám đốc Khối Tài chính cá nhân FIDT – Thạc sĩ Financial Planning tại Úc – Nguyên Giám đốc Tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Ampharco chia sẻ với chúng ta qua bài viết sau đây.

chi-tieu-qua-muc-anh-huong-den-tai-chinh-ra-sao

Những ảnh hưởng của việc chi tiêu mua sắm vô tội vạ đến tài chính cá nhân là gì?

Ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm và cơ hội đầu tư sớm cho tương lai

Khi chi tiêu mua sắm những món đồ không cần thiết đồng nghĩa với việc bạn đã tự tay cắt xén đi một khoản tiết kiệm cho tương lai của mình. Đồng thời, chúng ta cũng đang lấy đi không gian và thời gian cho việc tích lũy sớm. Mà ai cũng biết rõ nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mình.

Ví dụ, khi có nhiều tiền tiết kiệm, chúng ta có thể đầu tư vào các loại tài sản để tạo ra thu nhập thụ động. Đồng thời cũng mang lại cho chúng ta những trải nghiệm và bài học quý giá.

Ngược lại, nếu không quản lý tốt chi tiêu để có khoản tích lũy từ sớm, chúng ta sẽ phải làm việc này muộn hơn. Và khi chúng ta có ít thời gian hơn để làm thì những sai lầm về đầu tư có thể phải trả giá đắt hơn.

meo-quan-ly-chi-tieu

Ảnh hưởng đến tinh thần và đời sống

Tiếp theo, việc chi tiêu mua sắm không kiểm soát khiến chúng ta phải làm việc cật lực hơn để tạo ra nhiều nguồn thu nhập. Ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân nếu làm việc quá sức.

Không chỉ vậy, nếu cứ lo làm việc để đáp ứng nhu cầu mua sắm chúng ta sẽ dần đánh mất đi thời gian dành cho gia đình và những thú vui lành mạnh trong cuộc sống.

Mua sắm là thú vui nhưng chưa chắc nó đã vui và mang lại hạnh phúc thực sự như chúng ta vẫn nghĩ. Theo khảo sát từ FIDT, khoảng 65% khách hàng cảm thấy không cần thiết phải mua những món đồ đắt tiền mà họ đã mua trong 12 tháng vừa qua.

Trong số đó, có 50% trả lời rằng họ ước gì mình đã không mua những món đồ này. Vì ngay sau đó họ lại thích một món đồ khác tốt hơn, một phiên bản mới được cập nhật hiện đại hơn,… và hóa ra việc mua sắm này chỉ mang lại cho họ cảm giác thỏa mãn trong vài ngày. Còn cảm giác tiếc nuối, khó chịu vì có thể mua được một món đồ tốt hơn lại kéo dài trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Thế nên kết quả là họ không hạnh phúc như họ nghĩ.

nguyen-nhan-khong-kiem-soat-chi-tieu

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mua sắm quá đà

Nguyên nhân thứ nhất bắt nguồn từ tâm lý tiêu dùng cá nhân

Xét về khía cạnh này thì có một số bẫy tâm lý mà rất nhiều người trong chúng ta thường mắc phải như:

  • Bẫy số 1: Tạo dựng mối quan hệ quá mức cần thiết: Mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp hay đối tác đều là các mối quan hệ quan trọng trong sự nghiệp và cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, việc nhận lời mời đi ăn uống hay nhậu nhẹt bất kể thời gian, công việc, học tập,… đều không tốt. Chúng ta thường quên đi một yếu tố lớn hơn đằng sau đó, đó là việc có thể tạo ra được nhiều nguồn thu nhập trong khoảng thời gian đó.

  • Bẫy số 2: Dự báo sai về nhu cầu sử dụng do sự hưng phấn tức thời: Cái tên hơi dài nhưng đơn giản đó là hiện tượng người tiêu dùng đánh giá sai nhu cầu sử dụng của họ về một món đồ nào đó. Ví dụ, trong các dịp khuyến mãi lớn như Black Friday, chúng ta thường mua quá lố quần áo, thức ăn,… đến mức quên sử dụng.

  • Bẫy số 3: Present Bias – Thiên lệch về nhu cầu tận hưởng ở thời điểm hiện tại: Khác với bẫy tâm lý số hai, lỗi này thường diễn ra ở nhóm người dễ bị tác động bởi các nhu cầu tức thời và dễ dãi trong chi tiêu vì không có kế hoạch kiểm soát. Ví dụ khi thích một chiếc túi xách hoặc hứng thú về địa điểm du lịch nào đó, các bạn sẽ phải tìm mọi cách để thỏa mãn bản thân ngay lập tức chứ không thể chờ tiết kiệm đủ. Thậm chí còn vay nợ để thỏa mãn nhu cầu đó.

Nguyên nhân thứ hai do không có biện pháp quản lý chi tiêu đúng

Theo khảo sát trên 235 khách hàng tại FIDT, khoảng 80% khách hàng chỉ quản lý tiền bạc bằng thói quen chứ không hề có số liệu cụ thể. Trong đó, có khoảng 35% người sử dụng các app quản lý chi tiêu nhưng chỉ kéo dài được vài tuần. Lý do từ bỏ vì cảm thấy tốn thời gian và bức bối khó chịu.

Cũng trong khảo sát này, có 20% người quản lý chi tiêu bằng việc ghi chép hoặc sử dụng File Excel. Tuy nhiên, phần lớn họ cũng sớm từ bỏ thói quen này vì cảm thấy mệt mỏi. Chỉ có 5% người sử dụng thuần thục các kỹ năng quản lý chi tiêu và cảm thấy thoải mái.

Qua khảo sát có thể thấy tỷ lệ những người không có định hướng và biện pháp quản lý chi tiêu là rất lớn. Từ đó dẫn đến việc chúng ta chi tiêu thiếu kiểm soát và mua sắm không hiệu quả.

Nói về cách khắc phục, anh có một phương pháp khá hay được áp dụng thành công với những khách hàng mà anh đã từng tư vấn đó là chia thu nhập làm 3 phần sau đây:

  • Tiết kiệm và đầu tư: 10-40%
  • Giải trí: 10-15%
  • Chi phí thiết yếu: Còn lại

(Phương pháp này được điều chỉnh từ nguyên tắc quản lý chi tiêu 50-30-20)

Biện pháp này hiệu quả ở đâu? Đó là khi bạn dành khoản tiền riêng cho việc giải trí và khi đi du lịch, ăn ngoài hay mua sắm,… chúng ta chỉ sử dụng số tiền có trong tài khoản này. Tuyệt đối không đụng đến các tài khoản khác đã phân bổ.

Cuối mỗi tháng khi kiểm tra lại mà thấy tài khoản này vẫn còn tiền thì cứ để yên đó. Cứ tiếp tục trích 10-15% thu nhập vào và chờ như thế đến 5, 6 tháng sau, số tiền dư ra chúng ta có thể dùng để đi du lịch hoặc mua sắm những món đồ đắt tiền mà không sợ vượt ngân sách. Đồng thời vẫn cảm thấy vui vẻ và thỏa mãn nhu cầu bản thân.

EzCash xin cảm ơn anh về những chia sẻ chân thành và bổ ích vừa rồi! Chúc anh có thật nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

“Nhìn quanh để biết” là series phỏng vấn người thật việc thật về những vấn đề quen thuộc xoay quanh tài chính cá nhân. Thông qua chia sẻ của các khách mời, EzCash hy vọng bạn đọc có thể góp nhặt được những mẹo hay để ứng dụng vào việc quản lý tài chính cá nhân của bản thân mình.

By Thai Anh

Hỗ trợ bạn đọc có thêm nhiều kiến thức vay vốn. Giúp mọi người có thể giải quyết các vấn đề tài chính trong cuộc sống thường ngày.