Cách tận dụng hệ số đòn bẩy tài chính  gia tăng tài sản hiệu quảCách tận dụng hệ số đòn bẩy tài chính gia tăng tài sản hiệu quả

Bạn có từng tự hỏi làm thế nào những tỷ phú như Elon Musk hay Jeff Bezos có thể tạo ra tài sản khổng lồ như vậy? Câu trả lời nằm ở cách họ sử dụng “hệ số đòn bẩy tài chính” trong chiến lược kinh doanh của mình.

Đòn bẩy tài chính nghe có vẻ kỹ thuật, nhưng nếu muốn tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đây chính là công cụ mà bạn không thể bỏ qua. Ngay cả khi bạn không phải là một tỷ phú, hiểu rõ và sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính đúng cách sẽ giúp bạn xây dựng và phát triển tài sản một cách hiệu quả.

Hệ số đòn bẩy tài chính là gì?

Hệ số đòn bẩy tài chính (Financial Leverage – FL) là một chỉ số giúp đánh giá mức độ vay vốn của một doanh nghiệp để hỗ trợ hoạt động kinh doanh và tăng trưởng. Đây cũng là cách để các công ty mở rộng quy mô hoạt động mà không cần tăng thêm vốn cổ phần.

Hãy nhớ rằng, việc vay vốn không hoàn toàn là điều xấu. Nếu sử dụng đòn bẩy tài chính đúng cách, sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, nếu không kiểm soát được các khoản nợ, hậu quả có thể dẫn đến phá sản.

Hệ số đòn bẩy tài chính giúp đánh giá mức độ sử dụng nợ của một doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh

Vai trò của hệ số đòn bẩy đối với thị trường

Hệ số đòn bẩy có thể có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, góp phần gia tăng sự biến động của giá cả và tăng cường khả năng lan truyền của các biến động. Nếu sử dụng hệ số đòn bẩy quá mức, có thể dẫn đến những tác động không mong muốn trên thị trường và gây ra bất ổn về tài chính. Do đó, việc quản lý và giám sát hệ số đòn bẩy là yếu tố quan trọng trong quản lý rủi ro và ổn định thị trường.

Việc sử dụng hệ số đòn bẩy không chỉ áp dụng cho các nhà đầu tư cá nhân mà còn phổ biến trong các công ty, ngân hàng và EzCash.vn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng hệ số đòn bẩy cần được thực hiện cẩn trọng, vì mức độ đòn bẩy quá cao có thể gây rủi ro không kiểm soát được.

Ưu – Nhược điểm khi sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính

Sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính trong quản lý doanh nghiệp và đầu tư có cả ưu điểm và nhược điểm:

Ưu điểm

  • Tăng khả năng sinh lời: Khi một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, sẽ thúc đẩy tăng lợi nhuận tốt hơn. Điều này xảy ra khi lợi nhuận từ khoản vay vượt quá chi phí lãi vay.
  • Mở rộng hoạt động kinh doanh: Đòn bẩy tài chính cho phép các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh mà không cần tăng thêm vốn cổ phần. Điều này cho phép doanh nghiệp phát triển nhanh hơn và tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực hiện tại.
  • Lợi ích về thuế: Khoản lãi vay có thể được trừ từ thu nhập chịu thuế, do đó giảm bớt gánh nặng đóng thuế cho doanh nghiệp.

Nhược điểm

  • Rủi ro tài chính cao: Một doanh nghiệp sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính cao, đồng nghĩa đối mặt với rủi ro tài chính cao hơn. Đặc biệt là khi hoạt động kinh doanh không tạo ra đủ lợi nhuận để trả nợ, có thể dẫn đến phá sản.
  • Gánh nặng tài chính: Doanh nghiệp phải đảm bảo có khả năng trả lãi vay và khoản nợ gốc đúng kỳ hạn. Nếu không, họ có thể phải đối mặt với hậu quả tài chính nghiêm trọng.
  • Áp lực về lợi nhuận: Đòn bẩy tài chính có thể tạo ra áp lực về lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không thể tạo ra lợi nhuận tốt sẽ làm giảm giá cổ phiếu và đánh mất lòng tin của các nhà đầu tư.

Công thức tính hệ đòn bẩy tài chính

Hệ số đòn bẩy tài chính được tính bằng công thức: DFL = (ΔEPS/EPS0) / (ΔEBIT/EBIT0).

Trong đó:

  • EPS (Earnings per share): Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
  • EBIT(Earnings before Interest and taxes): Lãi vay và lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

Trường hợp khi có khoản lãi vay phải trả, công thức tính đòn bẩy tài chính như sau:

Công thức tính hệ số đòn bẩy tài chính

Trong đó:

  • F: Chi phí cố định (không tính lãi vay).
  • I: Khoản lãi vay phải trả.
  • Q: Số lượng sản phẩm.
  • v: Chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm.
  • p: Giá bán sản phẩm.

Ví dụ:
Công ty C kinh doanh mặt hàng “x” với:

  • Tổng vốn bỏ ra: 000.000 đồng, trong đó vay 70.000.000 đồng với lãi suất 150%/năm.
  • Dự kiến trong năm 2023, công ty C sẽ bán ra 10.000 sản phẩm với mức giá là 25.000 đồng/sản phẩm. Suy ra, doanh thu dự kiến sẽ là: 10.000 x 25.000 = 250.000.000 đồng.
  • Tổng chi phí kinh doanh cố định là 50.000.000 đồng, trong đó chi phí biến đổi cho mỗi sản phẩm là 16.000 đồng.

Áp dụng vào công thức tính hệ số đòn bẩy ta có:

  • Lãi vay: 70.000.000 X 15% = 10.500.000 đồng.
  • Giá bán sản phẩm: 25.000 đồng
  • Chi phí cố định: 50.000.000 đồng.
  • Chi phí biến đổi: 16.000 đồng.
  • Số lượng sản phẩm dự kiến bán ra: 10.000 sản phẩm.

=> EBIT: 10.000 x (25.000 – 16.000) – 50.000.000 = 40.000.000 đồng.
=> DFL: 40.000.000 / (40.000.000 – 10.500.000) = 1.36.

Cách tận dụng hệ số đòn bẩy tài chính hiệu quả

Làm thế nào để tận dụng hệ số đòn bẩy giúp gia tăng lợi nhuận hiệu quả? Bạn đừng bỏ lỡ những 5 cách hữu ích dưới đây:

1. Học hỏi kinh nghiệm từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp

Ngoài việc tự nâng cấp kiến thức của bản thân, bạn hãy học hỏi kinh nghiệm và tham khảo lời khuyên từ những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Thông qua đó, bạn sẽ đúc kết nguyên tắc riêng của bản thân cũng như các bí quyết đầu tư hiệu quả.

Không ngừng rèn luyện và tiếp thu kinh nghiệm chính là cách tốt nhất để bạn tối đa hóa kết quả đầu tư chỉ trong thời gian ngắn. Đây chính là “con đường tắt” đưa bạn đến với thành công trong kinh doanh như mong đợi!

Tham khảo ý kiến từ những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm và không ngừng nâng cấp kiến thức để tạo nguyên tắc đầu tư riêng cho bản thân

2. Sử dụng nguồn tiền từ người khác

Có 2 hình thức sử dụng nguồn tiền từ người khác khá phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

  • Vay vốn từ các công ty tài chính hoặc ngân hàng để đầu tư và trả lãi theo kỳ hạn. Nếu các khoản nợ quá cao có thể gây áp lực về tài chính khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ phá sản.
  • Huy động vốn từ các cổ đông cũng là một đòn bẩy tài chính. Bằng cách phát hành cổ phiếu để thu hút các nhà đầu tư tham gia để tăng vốn điều lệ mà không cần vay nợ.

3. Tổng hợp ý tưởng từ người khác

Không phải lúc nào chỉ dựa vào ý tưởng của cá nhân là sẽ thành công. Bạn cần linh hoạt hơn bằng cách tận dụng những ý tưởng sáng tạo từ người khác để tạo nên một kế hoạch đầu tư hiệu quả. Hãy kết hợp với những người có tư duy và chí hướng giống với bạn và khai thác ý tưởng từ họ.

4. Thuê người làm việc

Với những thứ bạn không có khả năng làm hoặc không thể quản lý tốt, hãy thuê nhân sự để hỗ trợ công việc diễn ra suôn sẻ hơn. Đây cũng là một loại hình đòn bẩy mà các doanh nghiệp thường áp dụng và đạt được thành công nhờ tạo nên sức mạnh cộng hưởng.

5. Giao dịch tỷ trọng tiền mặt

Giao dịch tỷ trọng tiền mặt là một cách tận dụng hệ số đòn bẩy tài chính hiệu quả. Bằng cách mua và bán các tài sản tài chính có tỷ trọng tiền mặt thấp, bạn có thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn so với việc chỉ giữ tiền mặt.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính

Hệ số đòn bẩy không chỉ được ứng dụng trong doanh nghiệp mà còn được các nhà đầu tư sử dụng trên thị trường đầu tư tài chính như chứng khoán, thông qua hình thức ký quỹ để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, có những lưu ý quan trọng mà bạn cần lưu ý để đạt được kết quả tốt nhất:

  • Tạo một khoản dự phòng trong trường hợp Call Margin (Lệnh dừng ký quỹ). Đây là điều cần thiết đối với những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm. Thay vì sử dụng hệ số đòn bẩy cao để quản lý rủi ro, thì bạn nên bắt đầu ở mức đòn bẩy x1, và tăng dần con số dựa trên kinh nghiệm thực tế.
  • Nếu nguồn vốn đầu tư thấp, bạn nên cân nhắc thật kỹ khi sử dụng hệ số đòn bẩy nhằm giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động.
  • Luôn kiểm soát các giao dịch nằm trong khả năng chấp nhận rủi ro của mình. Đừng mạo hiểm đầu tư nếu bạn không có bất kỳ phương án dự phòng nào.
  • Sử dụng Trailing Stop sẽ giúp bạn bảo toàn số vốn đầu tư. Lời khuyên hữu ích là bạn nên giới hạn cắt lỗ từ 1-2% để tránh “cháy” tài khoản.
  • Khi đọc báo cáo tài chính, bạn nên xem xét thông tin thật kỹ và thận trọng với các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy cao nhưng tốc độ tăng trưởng lại chênh lệch. Điều này có thể gây áp lực về các khoản vay và dẫn đến phá sản khi thị trường bất ổn.

Khi sử dụng hệ số đòn bẩy, bạn nên cẩn trọng khi đưa ra bất kỳ quyết định nào để giảm thiểu rủi ro tối đa

Việc hiểu rõ và biết cách sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tối ưu hóa lợi nhuận và kiểm soát rủi ro. Như bài viết đã chia sẻ, đòn bẩy tài chính có thể tạo ra cơ hội gia tăng tài sản đáng kể, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro lớn nếu không được quản lý cẩn thận.

Dù đang điều hành một doanh nghiệp lớn hay nhỏ, việc nắm rõ hệ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác hơn, tận dụng tốt những cơ hội tăng trưởng và tránh được những rủi ro không cần thiết.

By Thai Anh

Hỗ trợ bạn đọc có thêm nhiều kiến thức vay vốn. Giúp mọi người có thể giải quyết các vấn đề tài chính trong cuộc sống thường ngày.