Đối với nhà đầu tư kinh nghiệm, ký quỹ là cách thức thu hút lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư mới, ký quỹ có thể gây ra rủi ro cháy tài khoản. Bài viết này sẽ giới thiệu về tỷ lệ ký quỹ RTT, cách tính RTT một cách chính xác. Cùng khám phá các câu trả lời trong bài viết sau đây từ DNSE nhé!

Tỷ lệ ký quỹ RTT là gì?

Sử dụng Margin hoặc giao dịch ký quỹ là một khái niệm xa lạ với nhiều nhà đầu tư mới. Đơn giản, ký quỹ là việc nhà đầu tư vay tiền từ công ty chứng khoán để mua cổ phiếu, với cổ phiếu đó chính là tài sản thế chấp. Trong đầu tư tài chính, Margin là công cụ quản lý rủi ro hữu ích, số tiền vay Margin tùy thuộc vào mức đòn bẩy bạn chọn.

Tỷ lệ ký quỹ (RTT) là số tiền tối đa mà bạn được phép vay từ công ty chứng khoán, dựa trên tài sản ròng và giá trị danh mục đầu tư của bạn. Tỷ lệ ký quỹ là mức cho vay áp dụng cho nhà đầu tư.

Margin Call là một khái niệm mà nhà đầu tư luôn muốn tránh. Trong giao dịch ký quỹ, Margin Call được sử dụng để cảnh báo cho nhà đầu tư khi tài khoản sắp xuống dưới mức tỷ lệ ký quỹ. Lúc này, công ty chứng khoán yêu cầu nhà đầu tư nạp thêm tiền để duy trì lệnh đầu tư.

Tỷ lệ ký quỹ RTT là tỷ lệ giữa giá trị tài sản thực có của nhà đầu tư so với tổng tài sản trên tài khoản ký quỹ. Điều này giúp nhà đầu tư hiểu rõ khả năng vay Margin của mình.

Phân loại tỷ lệ ký quỹ

Có hai loại tỷ lệ RTT chính trong giao dịch:

  • Tỷ lệ ký quỹ ban đầu (IMR): Là tỷ lệ giữa giá trị tài sản thực có so với giá trị chứng khoán dự kiến mua qua Margin tại thời điểm giao dịch.
  • Tỷ lệ ký quỹ duy trì (MMR): Là tỷ lệ tối thiểu giữa tài sản thực có so với tổng giá trị tài sản trên tài khoản ký quỹ. Tỷ lệ này cảnh báo nhà đầu tư về biến động trong tài khoản để áp dụng kế hoạch đầu tư phù hợp và giảm thiểu rủi ro.

Ví dụ: Bạn có 100 triệu đồng tiền mặt trong tài khoản và muốn mua cổ phiếu A với tỷ lệ ký quỹ là 45% (tương đương với tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 100 – 45% = 55%). Khi đó, giá trị cổ phiếu A bạn có thể mua qua tài khoản ký quỹ là:

Sức mua x 55% ≤ 100

hoặc Sức mua ≤ 100/55% = 181 triệu đồng

Điều này có nghĩa là bạn có thể mua tối đa 182 triệu cổ phiếu A bằng số tiền vay Margin của mình.

Công thức tính tỷ lệ ký quỹ RTT

*RTT = [(Giá trị TSĐB) : (Tổng giá trị nợ thực tế – Tiền mặt – Tiền bán chờ về)] 100%**

Trong đó:

  • Tổng giá trị tài sản ban đầu = ∑(Số lượng chứng khoán giá căn cứ tỷ lệ cho vay)
  • Tổng giá trị nợ thực tế là tổng số dư nợ thực tế của tài khoản ký quỹ đăng ký giao dịch.
  • Giá căn cứ được xác định theo nguyên tắc sau:
    • Trong phiên giao dịch: Giá căn cứ = Min(Giá tham chiếu của phiên giao dịch hiện tại, Giá chặn)
    • Ngoài phiên giao dịch: Giá căn cứ = Min(Giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất, Giá chặn)
  • Tiền mặt là số dư tiền mặt hiện có hoặc đang chờ về của tài khoản giao dịch Margin.

Những mốc tỷ lệ ký quỹ cần tuân thủ

  • Tỷ lệ ký quỹ thực tế ≥ Tỷ lệ ký quỹ duy trì: Nhà đầu tư được phép duy trì Danh mục chứng khoán trên Tiểu khoản giao dịch nếu Tiểu khoản không có nợ quá hạn và (hoặc) khoản vay không phải là nợ quá hạn.
  • Tỷ lệ ký quỹ duy trì > Tỷ lệ ký quỹ thực tế > Tỷ lệ xử lý: Trong vòng 1 ngày kể từ thời điểm nhận được thông báo từ công ty chứng khoán, nhà đầu tư có nghĩa vụ bổ sung tài sản để điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ về mức tỷ lệ duy trì.
  • Tỷ lệ ký quỹ thực tế ≤ Tỷ lệ xử lý: Công ty chứng khoán có quyền bán bớt cổ phiếu trong tài khoản của nhà đầu tư để đưa tỷ lệ ký quỹ thực tế trở về bằng tỷ lệ duy trì.

Chú thích: Tỷ lệ xử lý là ngưỡng công ty chứng khoán có quyền bán bớt tài sản ban đầu của nhà đầu tư mà không cần sự đồng ý để đưa tỷ lệ ký quỹ về mức an toàn.

Hướng dẫn cách tính RTT qua ví dụ cụ thể

Thông qua công thức tại mục 2, nhà đầu tư có thể tự tính tỷ lệ ký quỹ trong danh mục của mình. Dưới đây là hai ví dụ cụ thể:

Trường hợp 1: Danh mục có 1 mã chứng khoán duy nhất

Bảng ví dụ cách tính tỷ lệ RTT với danh mục 1 mã cổ phiếu

Ví dụ: Tỷ lệ vay Margin của VNM là 50%. Vậy, giá trị tài sản thế chấp ban đầu của nhà đầu tư sẽ là: giá trị tổng tài sản x 50% = 540.000.000 VND.

Tổng dư nợ hiện tại là 350.000.000 VND.

Do đó, RTT = 540 triệu : 350 triệu = 154%

Trường hợp 2: Danh mục có nhiều hơn 1 mã chứng khoán

Bảng ví dụ cách tính tỷ lệ RTT với danh mục nhiều mã cổ phiếu

Ví dụ: Tỷ lệ vay Margin của VNM là 50%, của HPG là 40%.

Vậy, giá trị tài sản thế chấp của:

  • VNM là: 108.000 x 10.000 x 50% = 540.000.000
  • HPG là: 58.000 x 10.000 . 40% = 232.000.000

Tổng giá trị tài sản thế chấp là: 772.000.000

Tỷ lệ RTT là: 772 triệu : 540 triệu = 143%

Xem thêm: Tỷ lệ cho vay Margin đang áp dụng với hơn 200 mã cổ phiếu tại DNSE

Giao dịch ký quỹ và tỷ lệ ký quỹ RTT tại DNSE

Giao dịch ký quỹ hoặc vay Margin là một trong những dịch vụ tài chính hấp dẫn của DNSE, thu hút nhiều sự quan tâm từ nhà đầu tư. Khi sử dụng ký quỹ tại DNSE, bạn có thời hạn vay lên đến 270 ngày với lãi suất chỉ 0.033%/ngày, tương đương 12%/năm. Đặc biệt hơn, danh mục cổ phiếu áp dụng ký quỹ tại DNSE rất đa dạng với hơn 200 mã cổ phiếu thanh khoản cao.

Tham khảo thêm: Cách đăng ký giao dịch ký quỹ tại DNSE

Tại công ty chứng khoán DNSE, tỷ lệ ký quỹ đang được áp dụng như sau:

  • Tỷ lệ an toàn của tài khoản (RTT ≥ 100%): Mức tỷ lệ an toàn của tài khoản.
  • Tỷ lệ duy trì của tài khoản (100% > RTT > 87%): Mức tỷ lệ nhà đầu tư phải duy trì trong thời gian ký quỹ.
  • Tỷ lệ Call margin (87% ≥ RTT ≥ 80%): Nhà đầu tư cần bổ sung tài sản khi tỷ lệ đạt mức này để đưa nó về mức duy trì.
  • Tỷ lệ xử lý – Force Sell (RTT < 80%): Khi tỷ lệ đạt mức này, DNSE có quyền bán cổ phiếu trong tài khoản của nhà đầu tư để đưa tỷ lệ ký quỹ trở về mức duy trì.

Thông qua bài viết này, DNSE đã cung cấp cho bạn kiến thức về tỷ lệ ký quỹ RTT cực kỳ hữu ích. Hy vọng với những thông tin này, nhà đầu tư có thể giao dịch an toàn và hiệu quả. Đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé.

By Thai Anh

Hỗ trợ bạn đọc có thêm nhiều kiến thức vay vốn. Giúp mọi người có thể giải quyết các vấn đề tài chính trong cuộc sống thường ngày.