Gói vay sinh viên và lãi suất đi kèm là bao nhiêu luôn là một vấn đề được rất nhiều các bạn sinh viên hoặc các bạn sắp trở thành sinh viên đại học quan tâm. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ ngày càng nhiều trường đại học tăng học phí và chi phí sinh hoạt cũng ngày một gia tăng.

Cũng vì lẽ đó mà nhiều bạn không dư giả về tài chính thường tìm đến các gói vay dành cho sinh viên. Thế nhưng nhiều bạn vẫn còn rất mung lung khi lựa chọn. Vậy nếu bạn còn băn khoăn không biết gói vay sinh viên là gì hay muốn tìm hiểu chi tiết thì bài viết này là dành cho bạn.

Các hình thức vay sinh viên hiện nay

Sinh viên có khá nhiều hình thức vay vốn khác nhau. Vậy hãy cùng xem đó là những hình thức nào nhé!

1. Vay vốn bằng hình thức tín chấp

Đây là một hình thức cho vay của ngân hàng. Hình thức vay này sẽ dựa trên độ uy tín của bạn để ngân hàng mới quyết định cho vay hay là không. Uy tín của bạn sẽ được ngân hàng đánh giá qua việc xác minh thu nhập cũng như xác minh tín dụng.

Ngoài ra, nếu bạn vay với hình thức này thì bạn cần đảm bảo có người thân thiết nhận làm người tham chiếu bởi hình thức vay tín chấp không yêu cầu bạn phải thế chấp tài sản nên việc có người tham chiếu là để đảm bảo độ uy tín của người vay.

Một lưu ý về hình thức vay sinh viên này đó là ngân hàng cho sinh viên vay tiền sẽ xác minh thu nhập của bạn trước khi quyết định sẽ cho bạn vay hay là không. Vì thế hãy đảm bảo rằng các bạn muốn vay với hình thức này đã đi làm, có thu nhập mỗi tháng.

2. Vay vốn từ các quỹ tín dụng của xã hội

Quỹ tín dụng xã hội, hay còn gọi là quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do pháp nhân, cá nhân và gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để tiến hành hoạt động ngân hàng phù hợp với quy định của Luật này và Luật hợp tác xã với mục tiêu chính là tương trợ phát triển sản xuất.

Các bạn sinh viên có thể tham khảo các gói vay dành sinh viên từ các quỹ như quỹ sinh viên, quỹ khuyến học,…

3. Vay vốn từ ngân hàng chính sách và xã hội

Ngân hàng chính sách và xã hội là ngân hàng có nhiều chính sách hỗ trợ từ nhà nước và xã hội cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tăng thêm cơ hội để đến trường.

Một lưu ý với hình thức vay này việc cho vay đối với sinh viên được thực hiện dưới hình thức cho vay thông qua hộ gia đình. Người đại diện của cả gia đình là người trực tiếp vay vốn, chịu trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

Trong trường hợp nếu một học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc chỉ có cha hoặc mẹ nhưng người kia bị tàn tật, học sinh đó có thể vay tiền trực tiếp từ Ngân hàng Dịch vụ Xã hội Chính nơi trường đặt trụ sở.

4. Vay ngân hàng thông qua thẻ tín dụng

Ngoài vay vốn bằng hình thức tín chấp thì ngân hàng cũng hỗ trợ vay vốn thông qua thẻ tín dụng là một loại thẻ cho phép người dùng sử dụng khoản tiền trong hạn mức đã thỏa thuận trước với ngân hàng.

Đối với vay vốn bằng hình thức này các bạn sinh viên cần lưu ý tuy có ưu điểm là thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng, cũng không cần tài sản thế chấp thế, hạn mức trong thẻ thấp thế nhưng lãi suất của hình thức này tương đối cao lên các bạn cần cân nhắc kĩ trước khi lựa chọn hình thức này để vay.

Điều kiện vay sinh viên

Tuy rằng đối tượng sinh viên đặc biệt là sinh viên không điều kiện tài chính để học đại học luôn được các ngân hàng và các tổ chức tài chính tạo điều kiện để sinh viên có thể vay vốn của ngân hàng một cách dễ dàng tiêu biểu là Ngân hàng chính sách và xã hội.

Thế nhưng dù là có cơ hội vay vốn dễ hơn thì vẫn có những điều kiện dành riêng cho vay cho sinh viên như sau:

  • Sinh viên sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại nơi cho vay.
  • Sinh viên năm nhất vừa được nhận vào một trường đại học phải có giấy chấp nhận của trường.
  • Sinh viên năm 2 trở lên phải có xác nhận của nhà trường đang theo học tại trường và chưa bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: đánh bạc, nghiện ma tuý, trộm cắp, buôn lậu.
  • Giấy đề nghị vay vốn có chứng thực của ủy ban nhân dân nơi sinh viên cư trú.
  • Từ 20 tuổi trở lên, là công dân Việt Nam.
  • Không có lịch sử tín dụng nợ xấu tại các tổ chức.

Đối với đối tượng là sinh viên thì điều kiện vay cũng không quá phức tạp như nhiều đối tượng khác nên việc vay tiền cũng tương đối dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Lãi suất vay tiền sinh viên

Vì là mang tính chất giúp đỡ và hỗ trợ nên cách tính lãi suất vay ngân hàng áp dụng cho việc vay tiền sinh viên là khá thấp. Để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng đối tượng, cách tính lãi suất vay ngân hàng cũng sẽ khác nhau. Lãi suất thông thường là 0,6% – 0,65% / tháng.

Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên quy định lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Vì là đối tượng hỗ trợ nên cách tính lãi suất đối với sinh viên cũng không giống với cách tính lãi suất với các đối tượng khác.

Trong thời hạn giải ngân khoản vay, người vay chưa trả gốc và lãi; lãi tiền vay được tính từ ngày người vay nhận khoản vay đầu tiên cho đến ngày trả nợ gốc. Người vay phải trả số tiền và lãi vay ngay khi sinh viên có việc làm và có thu nhập, nhưng chậm nhất là 12 tháng sau khi sinh viên tốt nghiệp.

Nhận định về gói vay tiền sinh viên hiện nay

1. Ưu điểm của các gói vay sinh viên

Ưu điểm của các gói vay dành cho sinh viên có thể kể đến như:

  • Có thể giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đi học mà không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề tài chính.
  • Hồ sơ vay rất đơn giản chỉ cần chứng minh thư và thẻ sinh viên hoặc giấy báo nhập học là được hoặc nếu là hình thức vay tín chấp thì cần thêm chứng minh thu nhập.
  • Hạn mức vay vốn cao là 4 triệu đồng 1 tháng. Nhận tiền 1 lần hoặc nhận theo quý.
  • Có thể thanh toán trước hạn và được hưởng ưu đãi về lãi suất.
  • Lãi xuất 0.6% vô cùng thấp so hình thức cho sinh viên vay tiền online
  • Thời gian trả nợ linh hoạt theo số năm học và tối đa 1 năm sau khi tốt nghiệp.

2. Nhược điểm của gói vay sinh viên

Tuy gói vay dành cho sinh viên nhiều ưu điểm là thế nhưng nó vẫn có những nhược điểm có thể kể đến như:

  • Phần lớn sinh viên không có thu nhập ổn định, điều này có thể ảnh hưởng đến việc trả lãi đặc biệt là đối với hình thức vay tín chấp.
  • Không hỗ trợ tất cả các bạn sinh viên đâu nhé. Chỉ những bạn nào thuộc đối tượng cho vay mới tham gia được thôi.
  • Nếu bạn không trả nợ đúng hạn hoặc không trả được nợ, bạn có thể mắc vào khoản nợ xấu sẽ không có lợi cho việc vay vốn sau này nếu cần.

3. Có nên vay vốn sinh viên không?

Câu trả lời là có nhé. Nhìn vào những ưu điểm của các gói vay dành cho sinh viên thì có thể thấy những lợi ích từ những gói vay này mang lại là không thể chối cãi.

Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục đi học thì nên vay bởi vốn dĩ sinh viên đã được các ngân hàng tạo điều kiện hỗ trợ cho vay vốn với việc chỉ phải trả một khoản lãi rất ít, không đáng bao nhiêu mà thời hạn trả nợ cũng linh hoạt tối đa là 1 năm sau khi ra trường.

Việc tiếp tục đi học sẽ mở ra những cơ hội mới cho cuộc đời của chúng ta. Vì vậy bạn không nên phân vân về vấn đề này nhé.

Các ngân hàng cho sinh viên vay tiền

Hiện nay có rất nhiều ngân hàng hỗ trợ cho vay tiền sinh viên. Dưới đây là một số ngân hàng mình tổng hợp được có lãi suất thấp, uy tín mà bạn có thể tham khảo nhé!

1. Ngân hàng Chính sách xã hội – VBSP

Ngân hàng Chính sách xã hội – VBSP là ngân hàng quốc doanh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank. Ngân hàng này không hoạt động vì lợi nhuận. Đối tượng là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh sống khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Với mục đích hoạt động không về lợi nhuận nên gói vay và hạn múc của ngân hàng cũng vô cùng hợp lý. Hạn mức vay tối đa là 1.5 triệu đồng/tháng. Lãi suất là 0.5%/ tháng và lãi quá hạn sẽ là 130% so lãi suất vay ban đầu theo như pháp luật đã quy định.

2. Ngân hàng Vietcombank

Hiện nay, Vietcombank đưa ra các gói vay vô cùng hợp lý và hấp dẫn dành cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Khoản vay tối thiểu là 10 triệu đồng và tối đa là 500 triệu đồng. Thời hạn vay từ 12 đến 60 tháng với lãi suất ưu đãi sinh viên 0,5% / tháng. Đây là một mức lãi suất vô cùng hợp lý mà các bạn sinh viên có thể tham khảo.

3. Ngân hàng TPBank

Ngân hàng TPBank vừa chính thức triển khai gói vay dành cho sinh viên với thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi. Với gói hỗ trợ tài chính này, sinh viên hoàn toàn yên tâm học tập một cách tốt nhất. Đặc điểm của gói vay cho sinh viên TPBank là vay theo hình thức tín chấp.

Thời hạn vay tối đa của gói vay này là 6 tháng, phê duyệt và giải ngân nhanh chóng. Các gói vay tiền sinh viên kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng có lãi suất giao động từ 7,1% – 8,6%/năm. Các gói vay tiền sinh viên kỳ hạn 1 tháng có lãi suất 7,1%/ năm.

4. Ngân hàng BIDV

Nhằm hỗ trợ cho các bạn sinh viên có điều kiện học hành và sinh hoạt, ngân hàng BIDV hiện đang cung cấp các gói vay vốn sinh viên không cần tài sản đảm bảo.

Điều kiện kiên quyết để vay vốn ngân hàng BIDV dành cho sinh viên là bạn phải nộp đầy đủ giấy tờ như CMND, thẻ sinh viên hoặc bằng lái xe.

Lãi suất của gói vay sinh viên BIDV là 0,6% / tháng và lãi suất mặc định là 150% lãi suất vay ban đầu. Hạn mức cho vay mà sinh viên nhận được được tính dựa trên số học phí sinh viên phải trả cho trường trong các học kỳ. Sau đó, BIDV giải ngân 2 lần / năm học.

5. Ngân hàng Sacombank

Gói vay dành cho sinh viên của Sacombank có thời hạn vay là đến khi hoàn thành khóa học. Điều này có nghĩa là bạn không phải trả bất kỳ khoản nợ nào trong quá trình học của mình.

Và nếu bạn không đủ điều kiện đóng sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể gia hạn thời gian đóng, nhưng không quá 12 tháng kể từ khi kết thúc khóa học. Sau thời hạn này, khoản lãi và nợ còn lại sẽ được tính theo quy định của pháp luật.

Số tiền vay mà gói vay mang lại cho sinh viên mỗi năm đó là 8 triệu đồng. Mức lãi suất của gói vay sẽ là 0.5%.

6. Vay vốn sinh viên Agribank

Ngân hàng Agribank hỗ trợ gói vay dành cho sinh viên có hạn mức vay là 1.250.000 đồng/tháng. Khoản tiền này sẽ giải ngân tại các địa phương vào một ngày cố định trong tháng. Khách hàng có thể đến các điểm giao dịch được ngân hàng quy định để nhận tiền.

Lãi suất tham khảo dành cho sinh viên: 0.65%/tháng và lãi quá hạn sẽ là 130% so với lãi suất vay ban đầu. Với mức lãi suất này các bạn sinh viên có thể tham khảo vì nó cũng không quá cao đâu.

7. Vay sinh viên ngân hàng VietinBank

VietinBank ưu tiên hỗ trợ cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn học tại các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề và cơ sở dạy nghề được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Hạn mức cho vay của VietinBank là 1.500.000 đồng/tháng. Sinh viên trả tiền theo kỳ hạn 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần kể từ ngày ra trường. Nếu như kỳ hạn trước, sinh viên chưa thanh toán thì có thể thanh toán vào kì sau và lãi quá hạn sẽ khi đó là 130% lãi suất ban đầu.

8. Ngân hàng VPBank

Đối tượng vay của gói vay dành cho sinh viên VPBank là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn phải vay tiền để khởi nghiệp, trang trải học phí, gia đình không có điều kiện đi học.

Kể từ đó, lãi suất của VPBank là 11% / năm. Thời hạn vay linh hoạt, có thể lên đến 40 tháng. Sinh viên chọn ngày thanh toán theo hình thức hàng tháng hoặc hàng quý.

9. Ngân hàng Uniloan

Đối tượng của gói vay vốn này còn rất hạn chế, chủ yếu được áp dụng cho các sinh viên đang theo học tại các trường Đại Học – Cao Đẳng và Trung Cấp trên toàn khu vực miền Nam và có độ tuổi dưới 25 tuổi.

Mức lãi suất của gói vay cho sinh viên Uniloan được áp dụng linh hoạt theo học lực và nếu bạn là sinh viên giỏi còn được vay với lãi suất 0%. Còn đối với sinh viên có học lực khá trả mức lãi suất 2.5% / 1 triệu / 1 tháng. Và sinh viên có học lực Trung bình: trả tiền lãi suất 1.5% / 1 triệu / 1 tháng.

Việc vay vốn để tiếp tục đi theo con đường học vấn là điều mà bạn nên làm để có một tương lai mở rộng hơn. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ có thể giúp bạn giải đáp hết tất cả các thắc mắc liên quan đến gói vay sinh viên rồi nhé!

By Thai Anh

Hỗ trợ bạn đọc có thêm nhiều kiến thức vay vốn. Giúp mọi người có thể giải quyết các vấn đề tài chính trong cuộc sống thường ngày.