Bệnh viện phụ sản Mêkông là địa chỉ tin cậy của nhiều chị em tại TP. Hồ Chí Minh. Với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ lành nghề chắc chắn sẽ mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện. Dưới đây, chuyên mục Góc chuyên gia sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm để thuận tiện hơn khi tới khám và điều trị tại bệnh viện.

1Giới thiệu chung về Bệnh viện Phụ sản MêKông

Bệnh viện phụ sản Mêkông chính thức hoạt động và năm 2002, tiền thân của bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 4. Bệnh viện đã kế thừa toàn bộ 100% cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự.

Hiện nay, bệnh viện phụ sản Mêkông đang có 110 giường bệnh, 50 nôi, các khoa phòng đều được trang bị cơ sở vật chất, máy móc hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn các các nước tiên tiến.

Cùng với đội ngũ Giáo sư, Tiến sĩ, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sản phụ, nhi sơ sinh được đào tạo bài bản trong và ngoài nước mang đến sự hài lòng cho các chị em trong khám chữa bệnh.

Sản phụ sinh tại Bệnh viện phụ sản Mêkông

2Các khoa, dịch vụ tại Bệnh viện Phụ sản MêKông

Bệnh viện phụ sản Mêkông đang nhiều khoa phòng khác nhau đảm nhiệm các vai trò riêng biệt nhằm mang đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất cho các mẹ, bao gồm:

Khoa Lâm sàng:

  • Khoa Khám bệnh
  • Khoa cấp cứu
  • Khoa Sanh
  • Khoa Sản- Phụ khoa
  • Khoa Gây mê hồi sức
  • Khoa Sơ sinh

Các khoa cận lâm sàng

  • Khoa Xét nghiệm
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Khoa Dược

Các phòng ban khác:

  • Hội đồng quản lý chất lượng
  • Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Hội đồng điều dưỡng
  • Hội động truyền máu
  • Hội đồng khoa học công nghệ
  • Hội đồng thi đua khen thưởng

3Cần chuẩn bị gì khi đi sinh ở Bệnh viện Phụ sản MêKông?

Chắc hẳn nhiều chị em còn băn khoăn khi đi sinh tại bệnh viện Phụ sản Mêkông cần mang theo những gì. Dưới đây là một số những đồ dùng, vật dụng mà các mẹ không cần chuẩn bị do bệnh viện đã có sẵn::

  • Đồ bệnh nhân
  • Drap trải giường, gối, nôi em bé, nước uống nóng lạnh.
  • 1 set đồ cho trẻ bao gồm: áo, nón, bao tay bao chân trẻ sơ sinh, khăn choàng.

Ngoài ra, một số đồ dụng, vật dụng cần chuẩn bị trước khi nhập viện cho cả mẹ và bé bao gồm:

  • Các giấy tờ khám, siêu âm, X-quang, xét nghiệm, toa thuốc,…
  • Vật dụng cá nhân như: dép, xà bông, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, băng vệ sinh,…
  • Đưa phí tạm ứng nhập viện, liên hệ với nhân viên thu ngân để biết tổng số tiền.
  • Tã giấy, quần áo.
  • Khăn lông lớn.
  • Khăn sữa, khăn giấy ướt.
  • Nón sơ sinh.
  • Bình sữa cổ rộng hoặc Pigeon Softouch

Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ khi đi sinh

4Quy trình đi sinh tại Bệnh viện Phụ sản MêKông

  • Thủ tục nhập viện chờ sanh

Bước 1: Tư vấn

Bệnh nhân di chuyển đến quầy tiếp tân ở tầng trệt, tại đây nhân viên sẽ tư vấn kỹ càng về các gói sinh nở, giá cả, loại phòng bệnh. Ngoài ra, nhân viên cũng sẽ hướng dẫn các chị em những vấn đề cần chuẩn bị trước khi nhập viện.

Bước 2: Nhập viện

Khi đến ngày hẹn khám, mẹ bầu tới bệnh viện để làm thủ tục và tạm ứng tiền viện phí, sau đó di chuyển đến phòng đã đăng ký trước đó. Các trường hợp chưa đến ngày nhưng đã có dấu hiệu sắp sinh. Các mẹ hãy đến bệnh viện đi tới thẳng phòng cấp cứu để tiến hành làm thủ tục cần thiết trước khi được chuyển lên lầu trại.

  • Thủ tục xuất viện

Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành khám cho mẹ và bé sau khi sinh, nếu đủ điều kiện về sức khỏe sẽ cho xuất viện.

Bước 2: Người nhà đem biên lai đóng tiền tạm ứng trước đó tới lầu 1, nộp vào “Phòng Thu tiền xuất viện”, sau đó quay lại phòng chờ để được gọi tên.

Bước 3: Khi nghe gọi đến tên, người nhà quay trở lại “Phòng Thu tiền xuất viện” để thanh toán tiền viện phí, nếu còn dư sẽ được hoàn lại.

Bước 4: Đưa phiếu thanh toán đến “Phòng trực” để nhận toa thuốc, sổ khám thai định kỳ, giấy nghỉ việc để được hưởng BHXH, tại đây người nhà cũng sẽ được hướng dẫn chăm sóc mẹ bỉm tại nhà.

Bước 5: Tiếp đó, đưa phiếu thanh toán, chứng minh và sổ hộ khẩu lên lầu 1, đi đến “Phòng kế hoạch tổng hợp” để nhận giấy chứng sanh cho bé.

5Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Phụ sản MêKông

Dưới đây là lịch làm việc của các khoa phòng tại bệnh viện Phụ sản Mêkông mà các mẹ có thể tham khảo.

STTDịch vụChi phí (VNĐ)IKhám bệnh1Khám sản, phụ khoa (Giờ hành chính)180,0002Khám phụ khoa (Ngoài giờ làm việc, chủ nhật)220,0003Khám sản, phụ khoa (VIP)500,0004Khám nhi Giờ hành chính)120,0005Khám nhi (Ngoài giờ làm việc, chủ nhật)150,0006Khám nhũ180,0007Khám nội khoa120,0008Khám cấp cứu250,0009Khám hiếm muộn, vô sinh200,00010Khám sàn chậu150,00011Khám đánh giá chức năng sàn chậu200,000IICận lâm sàng1Siêu âm sản, phụ khoa (Màu trắng đen)180,0002Siêu âm sản, phụ khoa (Doppler)300,0003Siêu âm đo độ mờ da gáy300,0004Siêu âm thai 3D350,0005Siêu âm hình thái học 4D thai nhi450,0006Siêu âm Nhũ230,0007Pap mear 160,0008Paps brush210,0009Pap Liqui – Prep 400,00010Pap’s Thinprep600,00011Soi cổ tử cung350,00012FNA700,00013Soi tươi, soi nhuộm110,00014X quang phổi ngực cho trẻ em120,00015X quang phổi ngực cho người lớn140,00016X quang vùng bụng120,00017Kích quang chậu400,00018Đo điện tim120,000IIIĐiều trị1Chấm dứt thai lưu bằng thuốc2,000,0002Phá thai nội khoa3,000,0003Đặt que cấy Implanon3,200,0004Nạo sinh thiết từng phần gây tê1,200,0005Nạo sinh thiết từng phần gây mê2,000,0006Bấm sinh thiết350,0007Đốt điện cổ tử cung350,0008Đặt vòng dây460,0009Lấy vòng dây230,00010Lấy vòng khó gây tê1,800,00011Lấy vòng khó gây mê2,600,00012Nạo – hút thai gây tê1,200,00013Nạo – hút thai gây mê2,000,00014Rạch Kyst Bartholin gây tê1,400,00015Rạch Kyst Bartholin gây mê2,300,00016Stresstest500,00017Non stresstest300,00018Sanh thường4,000,00019Sanh thường có vết mổ cũ4,600,00020Gây tê ngoài màng cứng2,000,00021Mổ lấy thai lần 16,000,00022Mổ lấy thai lần 27,500,00023Mổ lấy thai lần 38,000,00024Mổ lấy thai > lần 310,000,00025Giảm đau sau mổ2,000,00026Nội soi bóc nhân xơ tử cung8,100,000 – 10,400,00027Nội soi cắt tử cung hoàn toàn11,000,00028Nội soi bảo tồn vòi tử cung/ thai ngoài tử cung8,700,00029Nội soi cắt vòi tử cung 1 bên6,600,00030Nội soi cắt vòi tử cung 2 bên6,900,00031Nội soi bóc u buồng trứng 1 bên7,500,000 – 8,100,00032Nội soi bóc u buồng trứng 2 bên8,700,000 – 9,200,00033Nội soi chẩn đoán vô sinh7,500,00034Cắt tử cung hoàn toàn9,200,00035Cắt tử cung ngả âm đạo, sửa hội âm9,200,00036Bóc u buồng trứng 1 bên5,500,000 – 6,000,00037Bóc u buồng trứng 2 bên7,500,000 – 8,100,00038Bóc nhân xơ tử cung6,500,000 – 7,000,00039Gắp thai trên 20 tuần4,600,00040Sửa thành sau âm đạo5,000,00041Sửa thành trước âm đạo3,000,00042Sửa thành trước + sau âm đạo8,000,00043Khâu hở eo tử cung3,500,00044Khoét chóp cổ tử cung5,000,000

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Phụ sản Mêkông (Cập nhật 7/11/2022)

Ngoài ra, chế độ bảo hiểm tại bệnh viện phụ sản Mêkông chỉ chấp nhận các gói bảo hiểm mở rộng như: Bảo Việt, Minh Châu, Dầu khí,… không chấp nhận BHYT do đây là bệnh viện tư. Trong đó, cách thanh toán viện phí như sau:

  • Nếu mẹ bầu có bảo hiểm nằm trong danh sách của bệnh viện thì sẽ xuất trình bảo hiểm và tạm ứng 5.000.000VNĐ. Khi xuất viện sẽ tiến hành trừ các khoản dịch vụ sử dụng không có trong bảo hiểm và trả lại số tiền còn thừa.
  • Nếu mẹ bầu không có bảo hiểm nằm trong danh sách của bệnh viện thì vẫn tiến hành nộp đầu đủ viện phí và giữ lại các hóa đơn chứng từ, sau đó yêu cầu bên bảo hiểm bồi thường lại.

6Đánh giá thực tế từ mẹ bỉm

Chị thuymy88, một sản phụ từng đi sinh tại bệnh viện Mêkông chia sẻ:

“BV Phụ Sản Mekong không cho phép đặt phòng trước đâu. Tới ngày nhập viện thì ngay quầy thu tiền tạm ứng người ta sẽ hỏi mình chọn phòng nào rồi ghi giấy cho mình lên phòng luôn.

Các mẹ bầu yên tâm, bệnh viện mới xây khu phòng mới nên không thiếu phòng. Sản phụ ra vào liên tục nên cũng tiện sắp xếp thôi, yên tâm là chắc chắn sẽ có phòng vip 1 người. Đó là nguyên văn trả lời của chị quầy 5 khi mình cũng bày tỏ mong muốn đặt phòng trước vì sợ không có phòng.

Thực tế hôm mình nhập viện thì đúng là phòng VIP còn khá nhiều, trong khi cũng loại phòng 1 người nhưng thuộc dạng bao phòng thì khá hiếm hoi. (bao phòng nghĩa là bình thường phòng đó 2 người nằm nhưng mình bao nguyên phòng).”

Mẹ Trangdqt, cũng cho biết:

“Ê kíp mổ cho mình rất tuyệt vời, nhất là bác sỹ của mình – bác sỹ rất nhẹ nhàng, mát tay và tình cảm, quan tâm và hỏi han đủ thứ.

Lúc chuẩn bị mổ mình rất hoang mang, mình vừa khóc vừa gọi tên bác sỹ: “Chị Dung ơi chị đâu rồi, chị đừng đi đâu nhé”, thì bác sĩ trả lời mình ngay: “Chị đây chị đây, em yên tâm nhé, chị ở ngay đây với em, chị mổ cho em mà sao đi đâu được”- nghe vậy mình yên tâm và nhẹ cả người.”

Ngoài ra, còn rất nhiều đánh giá tốt được nhiều mẹ bỉm chia sẻ, review khi đi sanh tại bệnh viện Mêkông như:

Đánh giá chân thực từ mẹ bỉm

Review chi tiết từ mẹ bỉm phần 1

Review chi tiết từ mẹ bỉm phần 2

7Thời gian làm việc

Để thuận tiện hơn trong quá trình di chuyển và khám chữa bệnh, các chị em có thể tham khảo lịch làm việc của Bệnh viện Phụ Sản Mêkông như sau:

Lịch khám chữa bệnh thường: Từ thứ 2 – Ngày chủ nhật

  • Buổi sáng: 7h00-11h00
  • Buổi chiều: 12h30- 16h00

Lịch khám chữa bệnh ngoài giờ

  • Các ngày làm việc: Từ thứ 2- Thứ 7
  • Giờ khám: 17h00 -20h00

Lịch khám chữa bệnh phòng khám VIP: Từ thứ 2 – Thứ 7

  • Buổi sáng: 8h00-11h00
  • Buổi chiều: 14h00-16h00

Lịch khám và tư vấn dinh dưỡng:

  • Buổi chiều các ngày trong tuần thứ 2 – 4 – 6

8Thông tin liên hệ

Để khám bệnh hoặc cần được hỗ trợ của Bệnh viện Phụ Sản Mêkông các mẹ có thể liên hệ theo các thông tin sau.

  • Địa chỉ: Số 243243-243A-243B đường Hoàng Văn Thụ, P1, Q. Tân Bình, TPHCM.
  • Hotline: 19006113, bấm phím 0 để được tư vấn, bấm phím 1 để đặt lịch hẹn khám.
  • Website: mekonghospital.vn

9Đôi lời từ AVAKids

Bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những thông tin hữu ích và một số kinh nghiệm khi đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Mêkông. Hy vọng các chị em sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn khi khám chữa bệnh tại đây.

Hà Trang tổng hợp từ Bệnh viện Phụ Sản Mêkông

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

By Thai Anh

Hỗ trợ bạn đọc có thêm nhiều kiến thức vay vốn. Giúp mọi người có thể giải quyết các vấn đề tài chính trong cuộc sống thường ngày.