VAY NÓNG LÀ GÌ? QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VAY NÓNG?VAY NÓNG LÀ GÌ? QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VAY NÓNG?

Khi gặp phải khó khăn, bế tắc, cần tiền để đáp ứng nhu cầu cá nhân hay kinh doanh, nhiều người lựa chọn vay nóng để giải quyết tức thời vấn đề của bản thân. Tuy nhiên, việc vay nóng tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như hệ lụy đáng ngờ. Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ phân tích, làm rõ một số vấn đề pháp lý về vay nóng.

/upload/images/cho-vay-hinh1jpg

I. Thực trạng vay nóng hiện nay

Trong thời gian qua, do tác động, ảnh hưởng bởi những biến động chính trị, tình hình kinh tế-xã hội của nước ta gặp nhiều khó khăn: lạm phát tăng cao; thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản và chứng khoán cũng có nhiều biến động thất thường. Thêm vào đó là những tác động từ đại dịch Covid 19 đã tác động tiêu cức đến nhiều mặt của đời sống xã hội…Tình trạng huy động vốn cho vay với lãi suất phát triển mạnh.

II. Vay nóng được hiểu như thế nào?

1. Vay nóng là gì?

Vay nóng là giao dịch giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng có nhu cầu vay vốn, thường diễn ra khi người dùng cần tiền mặt gấp trong một thời gian ngắn mà không biết xoay xở ở đâu. Vay nóng cho phép người vay tận dụng được sự nhanh chóng và linh hoạt về tiền mặt, giải quyết được nhu cầu cấp bách.

2. Chủ thể cho vay nóng và vay nóng thường là cá nhân, tổ chức nào?

Các tổ chức tín dụng bao gồm các tổ chức do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp phép là ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô.

Các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng nhưng cũng được phép cho vay như dịch vụ cầm đồ.

3. Một số hình thức cho vay nóng phổ biến hiện nay

  • Vay tiền nóng hộ khẩu tỉnh. Hình thức này hỗ trợ vay vốn cho người muốn vay tiền nhanh nhưng chỉ có sổ hộ khẩu và CMND/CCCD.
  • Vay tiền nóng góp. Đây là loại hình cho vay tín chấp. Các tổ chức tài chính sẽ nhanh chóng xác minh và giải ngân tiền, chỉ cần người vay cung cấp lịch sử tín dụng và khả năng tài chính

III. Quy định pháp luật liên quan đến vay nóng

1. Hình thức và nội dung hợp đồng vay nóng

Hình thức của hợp đồng vay nóng:

Hình thức vay có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể căn cứ theo Điều 119 của Bộ luật dân sự 2015. Nếu là hợp đồng tín dụng mà bên cho vay là ngân hàng, các tổ chức tín dụng thì bắt buộc phải có hợp đồng.

Nội dung của hợp đồng vay nóng:

Một số điều khoản cơ bản của hợp đồng vay nóng như sau:

  • Thông tin về bên cho vay, bên vay
  • Số tiền vay
  • Thời hạn cho vay, phương thức vay, mục đích vay
  • Lãi suất
  • Nghĩa vụ của các bên
  • Biện pháp bảo đảm hợp đồng

2. Mức lãi suất trong trường hợp vay nóng

Mặc dù theo nguyên tắc khi ký kết hợp đồng vay tiền phải tôn trọng sự thỏa thuậN của các bên nên hai bên có thể thỏa thuận lãi suất nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản vay. Các bên có thể thỏa thuận về việc trả lãi suât và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất luật định.

Trong trường hợp lãi suất vượt quá lãi suất giới hạn nêu trên thì phần vượt quá đó không có hiệu lực.

IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về vay nóng

1. Con trai “vay nóng” chơi bài bạc thì bố mẹ có phải trả nợ thay cho con trai không?

Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm trả nợ của cha mẹ cho con cái. Theo đó quy định người đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. Cha mẹ chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình nếu khi gây thiệt hại, con chưa đủ 18 tuổi.

2. Chồng vay nóng thì vợ có nghĩa vụ trả nợ không?

Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng có chung nghĩa vụ về tài sản. Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng có nghĩa vụ riêng về tài sản. Theo đó, người vợ có nghĩa vụ phải trả nợ số tiền chồng vay nóng khi số tiền đó được dùng để thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng như các giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận, xác lập…Còn nếu người chồng vay nóng để thực hiện các việc cá nhân thì nghĩa vụ riêng về tài sản sẽ được thanh toán từ tài sản riêng của người chồng.

3. Người cho vay nóng có cần đảm bảo điều kiện gì hay không?

Pháp luật không quy định chi tiết về chủ thể cho vay, tuy nhiên theo Luật tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định về việc cấp giấy phép cho các loại hình tổ chức tín dụng thì yêu cầu phải có vốn pháp định.

4. Mức lãi suất tối đa khi cho vay nóng là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì mức lãi suất cao nhất là 20%/năm của khoản tiền vay trừ trường hợp có quy định khác. Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP, cho vay nặng lãi là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự.

5. Cho vay nóng có vi phạm pháp luật không?

Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính thì có thể bị khởi tố về tội cho vay nặng lãi.

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến vay nóng

Trên đây là bài viết mà NPLaw cung cấp đến quý bạn đọc về vay nóng. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề vay nóng vui lòng liên hệ NPLaw để được chúng tôi tư vấn và hướng dẫn.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: [email protected]

By Thai Anh

Hỗ trợ bạn đọc có thêm nhiều kiến thức vay vốn. Giúp mọi người có thể giải quyết các vấn đề tài chính trong cuộc sống thường ngày.