Trong xã hội hiện nay, khiếu nại, tố cáo là một trong những hình thức quan trọng nhất để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý nhà nước và xã hội, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân. Việc cập nhật, thu thập và giải quyết các cáo buộc là rất cần thiết. Việc vay tiền không trả hiện nay quá phổ biến. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến người cho vay. Vậy nếu gặp phải trường hợp này thì người cho vay tiền phải làm gì? Nếu bạn đang vướng trong trường hợp này hãy tham khảo bài viết “Tố cáo vay tiền không trả như thế nào năm 2023?” này của Luật sư X nhé!
Tố cáo là gì?
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành về tố cáo là Luật Tố cáo 2018 tại Khoản 1 Điều 2 luật này quy định về khái niệm tố cáo như sau:
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Nguyên tắc giải quyết tố cáo
Nguyên tắc giải quyết tố cáo như sau:
- Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
- Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
Vay tiền không trả là như thế nào?
Vay nợ là vấn đề dân sự được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, tại Điều 466 Bộ luật Dân sự quy định: Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ của người đi vay. Nếu đến hạn trả nợ nhưng bên vay không trả, có 02 trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp 1: Bên vay không trả nợ do không có khả năng chi trả và không có dấu hiệu bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp dân sự. Để đòi lại được tiền, bên cho vay có thể đến Tòa án dân sự để thực hiện thủ tục kiện đòi tài sản.
Trường hợp 2: Nếu bên vay có thể trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Khi nào cần tố cáo người vay tiền không trả?
- Căn cứ tại Khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
- Như vậy, bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn đã nêu trong hợp đồng dân sự trước đó. Nếu bên vay không thực hiện thì sẽ được coi là hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Khi đó, bên cho vay có thể gửi khởi kiện kiện hoặc đơn tố cáo về hành vi vay tiền không trả đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Tố cáo vay tiền không trả như thế nào năm 2023?
Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án
- Theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền khởi kiện như sau: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
- Trình tự, thủ tục kiện đòi tài sản được thực hiện theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Khi khởi kiện đòi tài sản, đương sự cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện
- Chứng cứ, giấy tờ, tài liệu minh chứng khoản vay;
- Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước hoặc giấy tờ minh chứng về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn;
- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.
Nộp đơn tố cáo gửi công an
Trong trường hợp, người vay tiền không trả nợ và nhận thấy có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thì người cho vay có thể trình báo vụ việc lên cơ quan công an. Việc trình báo với cơ quan công an có thể thực hiện bằng hình thức văn bản dưới dạng đơn trình báo hoặc đơn tố giác.
Đơn tố cáo vay tiền không trả nộp ở đâu?
Việc vay tiền không trả mà có dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 thì sẽ tiến hành nộp đơn tố cáo cho Cơ quan cảnh sát điều tra của Công an để tiến hành giải quyết. Ngoài Cơ quan điều tra của Công an thì còn một số cơ quan khác cũng có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Tải xuống mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả
Cách viết đơn tố cáo vay tiền không trả
- Cần ghi đầy đủ thông tin của người làm đơn tố cáo, người bị tố cáo (nếu có);
- Trình bày chi tiết nội dung sự việc: ngày giờ, thời điểm diễn ra sự việc, số tiền đã cho vay, thời hạn hẹn trả tiền, các hành vi trốn tránh không trả tiền của người bị tố cáo,…
- Nếu rõ yêu cầu, mong muốn cơ quan giải quyết, bảo đảm quyền lợi cho bên cho vay: xác minh, khởi tố nếu có dấu hiệu tội phạm, buộc bên vay trả lại số tiền đã vay và tiền lãi cho bên cho vay,..
Một số lưu ý khi viết mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả
Qua nhiều năm công tác trong lĩnh vực hình sự chúng tôi đã đúc kết được một số lưu ý khi làm mẫu đơn tố cáo người vay tiền không trả trong trường hợp mà người vay tiền không chịu trả tiền:
- Thứ nhất, là việc phải xác định có hay không các dấu hiệu phạm tội như trong BLHS năm 2015 vì nếu như không phải tội phạm thì sẽ phải dùng quyền khởi kiện theo tố tụng dân sự chứ không phải tố cáo theo hình sự.
- Thứ hai là các tài liệu kèm theo đơn phải đầy đủ chi tiết và rõ ràng
- Thứ ba là việc nộp đơn phải cân nhắc đúng thẩm quyền để giải quyết.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa người bị tố cáo vay tiền không trả tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tố cáo vay tiền không trả như thế nào năm 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về đăng ký nhãn hiệu. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Thời hạn giải quyết tố cáo là bao lâu theo quy định 2022?
- Rút đơn tố cáo thì có bị đình chỉ giải quyết tố cáo
- Người giải quyết tố cáo lần đầu là người tiếp nhận đơn tố cáo không?