Chậm thanh toán thẻ tín dụng: Phí phạt và Lãi suất trả thế nào?
Chậm thanh toán thẻ tín dụng: Phí phạt và Lãi suất trả thế nào?

Thẻ tín dụng đã mang đến nhiều tiện ích thanh toán cho người dùng, nhưng để tránh mất phí phạt, hãy tìm hiểu kỹ về các loại phí chậm thanh toán thẻ tín dụng trước khi mở thẻ tín dụng. Vậy, phí phạt và lãi suất trả chậm thẻ tín dụng là gì?

1. Phí trả chậm thẻ tín dụng là gì?

Phí trả chậm thẻ tín dụng là mức phí mà ngân hàng đưa ra để áp dụng cho khách hàng chậm thanh toán, khi quá 45 ngày kể từ ngày hóa đơn phát sinh, kèm theo lãi suất của các khoản nợ hoặc không thanh toán đủ số dư tối thiểu. Để kiểm tra xem bạn có chậm trả nợ tín dụng hay không, bạn có thể dựa vào bản sao kê mà ngân hàng cung cấp hàng tháng.

Khái niệm chậm thanh toán thẻ tín dụng

Mỗi ngân hàng có mức phí phạt khác nhau, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong phần tiếp theo.

2. Các loại phí chậm thanh toán thẻ tín dụng

Các ngân hàng áp dụng các mức phí trả chậm khác nhau đối với chủ thẻ. Khi bạn thanh toán chậm dư nợ thẻ tín dụng, bạn cần chú ý đến:

2.1. Phí phạt trả chậm thẻ tín dụng

Phí này được tính dựa trên công thức:

*Phí phạt trả chậm/ Phí thanh toán trễ hạn = X% Số tiền thanh toán tối thiểu còn lại**

Ngoài ra, các ngân hàng còn quy định mức phí phạt tối thiểu cho mỗi lần trả chậm này, thường là từ 50.000 đồng trở lên. Dưới đây là mức phí phạt của một số ngân hàng tiêu biểu:

Ngân hàng Mức phí phạt chậm thanh toán thẻ tín dụng Mức phí phạt tối thiểu (VND)
Vietcombank 3% 50.000
HSBC 4% 80.000
SCB 4% 80.000
Sacombank 6% 80.000
ACB 3% 100.000
BIDV 4% 100.000 – 200.000
TPBank 4,4% 110.000
VIB 4 – 6% 120.000
SHB 4% 150.000
VPBank 5% 149.000 – 249.000
VietinBank 3 – 6% 200.000
Techcombank 6% 200.000

2.2. Phí lãi suất trả chậm thẻ tín dụng

Thông thường, các ngân hàng sẽ miễn lãi suất thẻ tín dụng cho bạn trong khoảng thời gian tối đa 45 ngày. Nếu sau thời gian này, bạn không trả đủ số tiền dư nợ, bạn sẽ bị tính lãi suất trên tổng số tiền đã sử dụng, chứ không tính lãi suất trên số tiền nợ còn lại vào cuối kỳ.

Dưới đây là mức lãi suất thẻ tín dụng của một số ngân hàng tiêu biểu:

Ngân hàng Phí lãi suất thẻ tín dụng
BIDV 11,5 – 20%
Vietcombank 15 – 18%
VietinBank 18%
OCB 17 – 30%
ACB 22 – 29%
Shinhan Bank 25 – 28,8%
SHB 25,2 – 27,9%
SCB 26%
VIB 25 – 31%
Techcombank 27,8 – 29,8%
LienVietPostBank 28%
TPBank 29,5 – 31,8%
HSBC 33%
VPBank 36 – 48%

2.3. Ví dụ tính phí chậm thanh toán thẻ tín dụng

Giả sử bạn đang sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng BIDV và thời gian miễn lãi là 45 ngày, với chu kỳ thanh toán từ ngày 15/3 – 15/4, ngày đến hạn thanh toán là 30/4. Trong thời gian này, lãi suất áp dụng là 20%/năm và số dư nợ tối thiểu cần thanh toán là 5% tổng tiền chi tiêu. Phí trả chậm tối thiểu là 150.000 VNĐ và bằng 4% số dư nợ tối thiểu cần trả.

Cụ thể, do bạn đã không trả đủ số dư nợ và khoản thanh toán tối thiểu tại ngày 30/4, số tiền lãi và phí phát sinh mà bạn cần phải trả sau ngày 30/4 là: 41.644 + 78.904 + 150.000 = 270.548 VNĐ. Ngoài ra, số tiền 3 triệu vẫn bị tính tiếp lãi cho tới thời điểm bạn thanh toán trả ngân hàng.

3. Ảnh hưởng của chậm thanh toán thẻ tín dụng

Chậm thanh toán thẻ tín dụng sẽ có những ảnh hưởng đáng kể đến tài chính và uy tín của bạn:

Tăng áp lực tài chính

Đối với chủ thẻ không đủ tiền để thanh toán dư nợ đúng hạn, phải chịu thêm phí phạt và lãi suất từ ngân hàng phát hành thẻ, áp lực tài chính sẽ gia tăng. Mức phí phạt và lãi suất sẽ càng cao nếu bạn để lâu không trả nợ.

Mắc phải nợ xấu, mất uy tín đối với các ngân hàng

Khi bạn không thanh toán đủ các khoản nợ trong thời gian quá dài, bạn sẽ bị ghi nhận thông tin về nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Điều này sẽ làm giảm điểm tín dụng của bạn, mất lòng tin của các ngân hàng và khó tiếp cận được các cơ hội vay vốn từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính uy tín.

Bị ngân hàng đòi nợ ráo riết

Khi bạn chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ liên tục gửi tin nhắn, email và gọi điện nhắc nhở bạn. Nếu bạn chậm trả nợ liên tiếp quá 3 kỳ sao kê, ngân hàng sẽ khoá thẻ tín dụng của bạn.

4. Mua trước Trả sau – Hình thức thanh toán tiện ích lãi suất thấp

Nếu bạn lo lắng về các loại phí phạt chậm thanh toán thẻ tín dụng, bạn có thể lựa chọn hình thức thanh toán xu hướng mới hiện nay là Mua trước – Trả sau với lãi suất trả nợ vô cùng thấp.

Mua trước – Trả sau (Buy Now Pay Later – BNPL) là hình thức thanh toán điện tử cho phép người tiêu dùng mua hàng trước và thanh toán sau cho các đơn vị tài chính theo một kỳ hạn nhất định. Hình thức thanh toán này sẽ giải quyết được nhu cầu tiếp cận tín dụng nhanh chóng và vừa túi tiền của người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ nhà bán hàng tăng tổng giá trị giao dịch.

Mua trước trả sau không lo về chậm thanh toán thẻ tín dụng

Fiin Credit – 1 Hệ thống Tài chính số toàn diện tự hào cung cấp giải pháp thanh toán Mua trước – Trả sau đầu tiên tại thị trường Việt Nam và đã có hơn 1 triệu người sử dụng từ năm 2019. Sử dụng dịch vụ Mua trước – Trả sau tại Fiin mang đến các lợi ích như:

  • Thanh toán linh hoạt theo kỳ hạn 3-6-9-12 tháng.
  • Miễn lãi trong 45 ngày.
  • Thanh toán dễ dàng, quét mã QR.
  • Không phí đăng ký, phí duy trì hàng năm.
  • Đăng ký, thiết lập hồ sơ nhanh chóng ngay trên điện thoại có kết nối internet.
  • Kiểm soát dòng tiền online 24/7.

Fiin Credit luôn mang đến sự bình đẳng cho người Việt, ai ai cũng có thể sử dụng dịch vụ tài chính thuận tiện – hiệu quả nhờ kết hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và công nghệ dữ liệu lớn BIG DATA. Trong 5 năm hoạt động, Fiin đã nhận được sự tin dùng của hơn 1 triệu khách hàng cùng hơn 6000 cửa hàng đối tác.

Tham khảo thêm về dịch vụ Mua trước – Trả sau của Fiin Credit tại đây

Lời kết,

Thay vì lo lắng về phí phạt chậm thanh toán thẻ tín dụng, bạn có thể lựa chọn thanh toán dễ dàng và quét mã QR tại Mua trước – Trả sau của Fiin Credit và đăng ký kỳ hạn thanh toán linh hoạt 3-6-9-12 tháng.


By Thai Anh

Hỗ trợ bạn đọc có thêm nhiều kiến thức vay vốn. Giúp mọi người có thể giải quyết các vấn đề tài chính trong cuộc sống thường ngày.