Khi doanh nghiệp nộp tiền thuế chậm so với quy định hoặc bị cơ quan thuế phát hiện sai sót, số thuế phải nộp sẽ tăng. Trong trường hợp này, việc hạch toán tiền chậm nộp thuế là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hạch toán tiền chậm nộp thuế.
1. Các trường hợp được xem là chậm nộp thuế theo quy định
Theo Điều 59 Luật Quản lý Thuế năm 2019, có một số trường hợp được xem là chậm nộp thuế như sau:
- Người nộp thuế chậm so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế.
- Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phát hiện thiếu số tiền thuế phải nộp.
- Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn.
2. Thời hạn nộp thuế
- Đối với người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
- Đối với người khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế chính là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Nếu vượt quá các mốc thời gian này, doanh nghiệp sẽ bị coi là nộp chậm và phải tính và hạch toán số tiền này.
3. Mức phạt chậm nộp tiền thuế và cách tính
Trước khi hạch toán tiền chậm nộp thuế, bạn cần nắm được mức phạt và thời gian tính tiền chậm nộp thuế. Theo quy định của Luật Quản lý Thuế 2019, mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp thuế như sau:
- Mức tính tiền chậm nộp: 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
- Thời gian tính tiền chậm nộp: từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Để tính số tiền phạt chậm nộp thuế, công thức là: Số tiền phạt = Số tiền thuế nộp chậm x 0,03% x Số ngày chậm nộp thuế.
Ví dụ: Công ty X nợ 70.000.000 tiền thuế GTGT, có thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/07/2020. Kế toán Công ty X nộp số tiền thuế 70.000.000 vào ngân sách nhà nước vào ngày 25/10/2020. Số ngày chậm nộp được tính từ ngày 31/07/2020 đến ngày 25/09/2020, vậy số tiền phạt chậm nộp thuế là 1.197.000 đồng.
4. Hạch toán tiền chậm nộp thuế như thế nào?
4.1 Hạch toán tiền chậm nộp thuế chi tiết
Khi nhận thông báo về việc xử phạt, bạn thực hiện các hạch toán sau:
- Nợ TK 811: Khoản tiền phạt khi nộp thuế chậm.
- Có TK 3339: Khoản tiền phạt khi nộp thuế chậm.
Khi nộp tiền phạt, thực hiện các hạch toán sau:
- Nợ TK 3339: Khoản tiền phạt chậm nộp thuế.
- Có TK 111, 112: Khoản tiền phạt chậm nộp thuế.
Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển tiền chậm nộp thuế:
- Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
- Có TK 811: Chi phí khác.
4.2 Hạch toán tiền thuế truy thu thêm do chậm nộp thuế
Khi xảy ra trường hợp truy thu thuế GTGT:
- Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành.
- Có TK 3334: Thuế TNDN.
Nộp tiền vào Ngân sách nhà nước:
- Nợ TK 3334: Tiền thuế TNDN phải nộp.
- Có TK 111, 112: Tiền thuế TNDN phải nộp.
Khi xảy ra trường hợp truy thu thuế GTGT phải nộp bổ sung:
- Nợ TK 811: Chi phí khác.
- Có TK 3331: Khoản tiền thuế GTGT phải nộp.
Thực hiện kết chuyển cuối kỳ kế toán:
- Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
- Có TK 811: Chi phí khác.
Nộp tiền vào Ngân sách nhà nước:
- Nợ TK 3331: Khoản tiền thuế GTGT phải nộp.
- Có TK 111, 112: Khoản tiền thuế GTGT phải nộp.
4.3 Hạch toán tiền thuế truy thu sau quyết toán do chậm nộp thuế
Khi xảy ra trường hợp truy thu thuế GTGT:
- Nợ TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước của doanh nghiệp.
- Có TK 3331: Khoản tiền thuế GTGT phải nộp.
Khi xảy ra trường hợp truy thu thuế TNDN:
- Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước của doanh nghiệp.
- Có TK 3334: Khoản tiền thuế TNDN phải nộp.
Khi xảy ra trường hợp truy thu thuế TNCN:
- Khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này:
- Nợ TK 334: Khoản phải trả người lao động.
- Có TK 3335: Khoản thuế TNCN phải nộp.
- Do công ty phải trả:
- Nợ TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước của doanh nghiệp.
- Có TK 3335: Khoản thuế TNCN phải nộp.
Trên đây là thông tin về việc hạch toán tiền chậm nộp thuế từ Hóa đơn điện tử EasyInvoice. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu có câu hỏi hoặc cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69. Đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
Xem tại: EzCash.vn