Làm bảo hiểm thất nghiệp

Khi muốn được nhận bảo hiểm thất nghiệp thì bạn cần biết được làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Cũng như một số thông tin cần thiết khác. Bài viết này của EzCash.vn sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc này của mọi người.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.

Dân số đông, có không ít lao động thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm này.

Ngoại trừ người lao động đang hưởng lương hưu, người lao động giúp việc gia đình thì không phải tham gia.

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ vào Điều 43 Luật việc làm năm 2013 có quy định về những trường hợp được nhận bảo hiểm thất nghiệp như sau.

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:

  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái luật;
  • Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ:

  • 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động xác định và không xác định thời hạn;
  • 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 -12 tháng.

Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp:

  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
  • Đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
  • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc;
  • Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
  • Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Chết.

Điều kiện hỗ trợ học nghề

  • Đã chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
  • Đã nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm;
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ;
  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Điều kiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm (Áp dụng cho người sử dụng lao động)

Khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm 2013 quy định, người sử dụng lao động được nhận hỗ trợ khi:

  • Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ;
  • Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu, công nghệ;
  • Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động;
  • Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nếu đáp ứng được các điều kiện này, bạn sẽ được nhận bảo hiểm thất nghiệp sau thời gian quy định.

Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm những gì?

Trước khi muốn biết làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu thì căn cứ Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu do Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định);
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) đã hết hạn; quyết định thôi việc hoặc quyết định sa thải hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • 2 ảnh 3 x 4;
  • Các giấy tờ cá nhân: Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photo nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu.

Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Nơi nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp đã được quy định rõ ràng tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Nhà nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam.

Như vậy, theo đúng quy định trên thì sau khi làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp thì chỉ cần nộp về Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tại nơi mà bạn muốn đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp.

Vì vậy, nếu bạn là một người làm việc và sinh sống tại Hà Nội nhưng hiện tại đã chuyển công tác vào Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh thì bạn có thể đem những giấy tờ cần thiết như đã nêu trên đến Trung tâm dịch vụ việc làm tại quận 10 để làm thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp.

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động thực hiện 04 bước sau:

  • Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tới trung tâm dịch vụ việc làm.
  • Bước 2: Đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo ngày ghi trong phiếu hẹn.
  • Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.
  • Bước 4: Hàng tháng đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.

Nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động nhận bảo hiểm thất nghiệp tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện theo nơi đăng ký ban đầu.

Trường hợp đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu thì người lao động có thể chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

Bất cứ người lao động hay người sử dụng lao động nào cũng nên biết đến những thông tin nêu trên để bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân và doanh nghiệp mình.

Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Địa chỉ làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp

Theo Thông báo của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội, hiện nay trên toàn thành phố có 07 điểm đăng ký bảo hiểm thất nghiệp phân theo từng khu vực, cụ thể:

Nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp ở Hà Nội

Điểm Yên Hòa

Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội

Địa chỉ: Số 215 Phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 0243.7822.806 (máy lẻ 101, 411, 305, 306)

Điểm Hà Đông

Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội

Địa chỉ: Số 144 đường Trần Phú, Q. Hà Đông, Hà Nội.

Điện thoại: 0243.3829.082

Điểm Bách Khoa

Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội

Địa chỉ: Số E6B ngõ 33, Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Điện thoại: 0243.8691.401 (máy lẻ 14, 27, 29)

Điểm Long Biên

Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Quang Trung

Địa chỉ: Ngõ 403, tổ 14 Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội.

Điện thoại: 0243.6740.595

Điểm Sóc Sơn

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Sóc Sơn

Địa chỉ: Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội.

Điện thoại: 0242.2468.928

Điểm Đông Anh

Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long

Địa chỉ: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Điện thoại: 024 3.9555.248

Điểm Sơn Tây

UBND phường Phú Thịnh, Thị xã Sơn Tây

Địa chỉ: Số 136 Phố Hàng, phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Điện thoại: 0243.2979.223

Địa điểm đăng ký bảo hiểm thất nghiệp ở Hồ Chí Minh

Trung tâm dạy nghề Quận 2

Địa chỉ: 145 Lê Văn Thịnh, phường Bình Trưng Đông, Quận 2: phục vụ người lao động các quận 2, 9, Thủ Đức

Trung tâm dạy nghề Tân Bình

Địa chỉ: 456 Trường Chinh, phường 13, Tân Bình
Điện thoại: 028.38101947

Trung tâm dạy nghề quận Bình Tân

Địa chỉ: 637 Bà Hom, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân – phục vụ người lao động các quận 6, 11, Tân Phú, Bình Tân và huyện Bình Chánh.

Điện thoại: 028.22243691

Liên đoàn Lao động Quận 7

Địa chỉ: 314, Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, quận 7 – phục vụ người lao động quận 7, huyện Nhà Bè và Cần Giờ.

Điện thoại: 028.38728737

Văn phòng Trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh – phục vụ người lao động các quận 1,3,4,5,8,10, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp.

Điện thoại: 028.38406154 Số lẻ 101, 122

Phòng Hành chánh: 028.35147186

Phòng Xử lý QĐ: 028.35147187

Trường trung cấp nghề Củ Chi

Địa chỉ: Đường Nguyễn Đại Năng – KP 1, thị trấn Củ Chi – phục vụ người lao động huyện Củ Chi.

Điện thoại: 028.22243693

Trường trung cấp nghề Thủ Đức

Địa chỉ: 17 Đường số 8, P.Linh Chiểu, Quận Thủ Đức – phục vụ người lao động các quận 2, 9, Thủ Đức.

Điện thoại: 028.37228171

Trung tâm dạy nghề huyện Hóc Môn

Địa chỉ: 146 Đỗ Văn Dậy, xã Tân Hiệp, Hóc Môn – phục vụ người lao động huyện Hóc Môn, quận 12.

Điện thoại: 028.22243692

Địa điểm nhận bảo hiểm thất nghiệp ở Đà Nẵng

Đối với người lao động làm việc, sinh sống, mong muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở Đà Nẵng thì có thể chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp sau đó nộp hồ sơ đến trung tâm dịch vụ việc làm ở địa chỉ sau:

» 21 Phan Châu Trinh, Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng

Điện thoại: 0236 3550 222

» 278 Âu Cơ, Hoà Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng

Điện thoại: 0236 3740 260

Các câu hỏi liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp

Hỏi đáp về bảo hiểm thất nghiệp

Ngoài thắc mắc việc làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, mọi người cũng có những câu hỏi dưới đây:

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 57 Luật Việc làm thì quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:

  • Chi trả trợ cấp thất nghiệp (TCTN);
  • Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;
  • Hỗ trợ học nghề;
  • Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
  • Đóng BHYT cho người hưởng TCTN;
  • Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật BHXH;
  • Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.

Quyền của người sử dụng lao động tham gia BH thất nghiệp được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ, người sử dụng lao động khi tham gia BH thất nghiệp có quyền:

  • Được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định;
  • Từ chối thực hiện các yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về BH thất nghiệp;
  • Khiếu nại, tố cáo về BH thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ nguồn nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Luật Việc làm, quỹ BH thất nghiệp được hình thành từ những nguồn sau đây:

  • Các khoản đóng của NLĐ, người sử dụng lao động và hỗ trợ của Nhà nước (nếu có);
  • Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;
  • Nguồn thu hợp pháp khác.

Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không?

Theo quy định tại Điều 51 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Thử việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Người lao động đang trong thời gian thử việc vẫn được coi là chưa có việc làm. Do đó, vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Nghỉ việc bao lâu thì được rút bảo hiểm thất nghiệp?

Ngay sau khi có quyết định chấm dứt hợp đồng (hoặc văn bản thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng/ quyết định thôi việc) đã ký tên của người đại diện theo pháp luật/ủy quyền và đóng dấu của công ty có thể đi làm thủ tục lãnh BHTN luôn.

Doanh nghiệp có dưới 10 người lao động có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không?

Theo luật Việc làm năm 2013, tất cả doanh nghiệp không phân biệt có dưới hay trên 10 người lao động khi thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng không xác định thời hạn; xác định thời hạn; hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định đều phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Trên đây là toàn bộ tư vấn về những vấn đề liên quan đến việc làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu của bạn mà EzCash.vn tổng hợp được.

By Thai Anh

Hỗ trợ bạn đọc có thêm nhiều kiến thức vay vốn. Giúp mọi người có thể giải quyết các vấn đề tài chính trong cuộc sống thường ngày.