1.Lãi suất danh nghĩa là gì?
Lãi suất danh nghĩa, hiểu một cách đơn giản là lãi suất được ghi trên giấy tờ, trong hợp đồng hay trong sổ tiết kiệm của bạn. Nó chỉ ra tỉ lệ lãi trên giá trị của khoản vay, khoản đầu tư hay tiết kiệm mà bạn phải chi trả hay được hưởng.
Ví dụ: Khi bạn vay tiền tại ngân hàng, lãi suất của khoản vay trên hợp đồng là 12%/năm, đây cũng chính là lãi suất danh nghĩa của khoản vay.
Hoặc khi bạn gửi tiết kiệm tại ngân hàng, lãi suất ghi trên sổ tiết kiệm là 10%/năm, đây cũng chính là lãi suất danh nghĩa cho khoản tiết kiệm của bạn.
Trong các giao dịch tài chính, các bên tham gia thường quan tâm đến lãi suất danh nghĩa, vì đây là lãi suất sẽ được ghi lại trên giấy tờ, hợp đồng giao dịch, làm căn cứ pháp lý cho việc chi trả chi phí và lợi nhuận thu được
2. Lãi suất thực là gì?
Lãi suất thực (còn được gọi là lãi suất thực tế hoặc lãi suất hiệu quả) là lãi suất thực tế mà bạn thu được từ khoản đầu tư, tiết kiệm hay phải trả cho khoản vay sau khi tính đến tác động của lạm phát.
Khi lạm phát tăng lên, giá cả của các mặt hàng và dịch vụ cũng tăng lên, điều này làm giảm giá trị của tiền trong tương lai. Điều này có nghĩa là một khoản vay với lãi suất danh nghĩa 10% có thể không còn giá trị như vậy nếu lạm phát tăng lên 5%. Do đó, lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa điều chỉnh để tính toán hiệu ứng của lạm phát.
Vì vậy, lãi suất thực là một chỉ số quan trọng để tính toán chi phí thực tế của việc đầu tư, tiết kiệm hoặc vay tiền và có thể giúp người đi vay hoặc cho vay tiền đưa ra quyết định tài chính chính xác hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn làm thẻ ngân hàng Online trong 5 phút với ứng dụng MyVIB 2.0. Tại đây Nạp 4G tốc độ cao với ưu đãi hấp dẫn trên Mobile Banking MyVIB 2.0. Tại đây
3.So sánh lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa
3.1 Bản chất
Lãi suất thực là khoản lợi nhuận thực tế mà bạn kiếm được từ khoản tiền gửi tiết kiệm, đầu tư hoặc phải trả cho một khoản vay, sau khi đã tính đến lạm phát. Ngược lại, lãi suất danh nghĩa sẽ không đề cập đến lạm phát.
3.2. Đặc điểm
Lãi suất danh nghĩa mang đến các tính toán về mặt lý thuyết và mang tính chất tham khảo nhiều hơn. Trong khi đó, lãi suất thực phản ánh chân thật giá trị của khoản đầu tư trong thực tế do tính toán đến yếu tố lạm phát. Chính vì vậy, Khi tính toán hiệu quả đầu tư, các nhà đầu tư thường quan tâm đến lãi suất thực nhiều hơn là lãi suất danh nghĩa.
Lãi suất danh nghĩa sẽ được đề cập cụ thể, chính xác và thống nhất trong các giao dịch tài chính như: vay vốn, tiết kiệm, đầu tư…Trong khi đó, lãi suất thực sẽ được xác định khác nhau do kỳ vọng về tỷ lệ lạm phát khác nhau giữa các nhà đầu tư.
Lãi suất danh nghĩa luôn luôn dương, nhưng lãi suất thực có thể dương hoặc âm. Trường hợp lãi suất thực âm xảy ra khi tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất danh nghĩa, điều này có nghĩa là khoản đầu tư của bạn đang bị lỗ về mặt giá trị.
3.3. Công thức tính lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
Cách xác định lãi suất danh nghĩa rất đơn giản, đó chính là mức lãi suất được ghi trên các giấy tờ giao dịch. Ví dụ, bạn gửi tiết kiệm với lãi suất 10%/năm thì lãi suất này chính là lãi suất danh nghĩa và được ghi trong sổ tiết kiệm của bạn.
Đối với lãi suất thực, có 2 công thức được dùng để xác định lãi suất thực dựa trên lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát:
Công thức chính xác:
(1 + r)(1 + i) = (1 + R)
Hay
r = [(1 + R) / (1 + i)] – 1
Trong đó:
- r: Lãi suất thực tế
- i: Tỷ lệ lạm phát
- R: Lãi suất danh nghĩa
Công thức đơn giản:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Kết quả cho ra giữa hai công thức không chênh lệch quá nhiều nên công thức thứ hai thường được sử dụng nhiều hơn trong đời sống hàng ngày. Chỉ khi cần kết quả tuyệt đối, người ta mới sử dụng công thức đầu tiên.
4.Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
Hai công thức trên đã thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa. Xét trong mối liên quan đến lạm phát thì lãi suất thực sẽ tỉ lệ nghịch với tỷ lệ lạm phát.
Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát thực tế và dự kiến có thể khác nhau. Vì vậy, thông thường chúng ta sẽ không xác định chính xác trước được lãi suất thực tế là bao nhiêu.
Trong thực tế, các nhà đầu tư, bên cho vay thường sẽ căn cứ vào tỷ lệ lạm phát (dự kiến) và lợi nhuận kỳ vọng, để tính toán ra lãi suất danh nghĩa sẽ áp dụng cho các hợp đồng, giao dịch tài chính.
5. Gửi tiết kiệm qua ứng dụng app MyVIB 2.0
Nền kinh tế luôn tồn tại lạm phát, mà biểu hiện của nó là giá cả các hàng hóa, dịch vụ luôn tăng, do đó kể cả khi bạn không làm gì đồng tiền trong túi bạn cũng đang dần mất giá.
Giải pháp nhanh chóng và đơn giản nhất để ngăn chặn tình trạng này chính là gửi tiết kiệm. Việc gửi tiết kiệm đang ngày đơn giản và thuận tiện khi được thực hiện hoàn toàn trực tuyến nhờ sự hỗ trợ của các ứng dụng ngân hàng di động. Ứng dụng Mobile banking MyVIB 2.0 của Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB) là một trong số đó. Bên cạnh mức lãi suất cạnh tranh và biểu lãi suất tiết kiệm thường xuyên được cập nhật, MyVIB 2.0 còn thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất dành riêng cho khách hàng của VIB khi gửi tiết kiệm trực tuyến ngay trên ứng dụng.
Lãi suất các ngân hàng, tổ chức tín dụng chi trả cho bạn chính là mức lãi suất danh nghĩa. Bạn hoàn toàn có thể tính toán được lãi suất thực dựa vào công thức ở trên. Số liệu về tỷ lệ lạm phát trong năm thường được cơ quan nhà nước tính toán công bố vào cuối các quý và bạn có thể sử dụng số liệu này để tham khảo.