Định giá tài sản bảo đảm là việc cá nhân, doanh nghiệp muốn vay vốn của các tổ chức, ngân hàng và có tài sản đảm bảo để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Khi đó, ngân hàng sẽ là bên nhận bảo đảm sẽ phải thỏa thuận với bên đảm bảo hoặc nhờ bên thứ ba thẩm định giá trị tài sản đảm bảo khi xử lý tài sản đảm bảo. Như vậy, quy trình thủ tục định giá tài sản như thế nào và các phương pháp để định giá tài sản đảm bảo sẽ được trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Quy định về định giá tài sản bảo đảm
- Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.
- Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.
- Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm.
Lưu ý: Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.
Cơ sở pháp lý: Điều 306 Bộ luật Dân sự 2015
Các loại quyền tài sản có thể sử dụng bảo đảm nghĩa vụ
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Các quyền tài sản được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ:
- Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
- Quyền bề mặt, quyền hưởng dụng.
- Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng.
- Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên.
- Quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ.
Đồng thời, những tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
- Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.
- Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu.
- Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ.
- Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Cơ sở pháp lý: Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 8, Điều 10, Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 17 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Trình tự, thủ tục định giá tài sản đảm bảo
- Bước 1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
- Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.
- Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Bước 4. Phân tích thông tin.
- Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
- Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
>>>Xem thêm: Hướng xử lý khi bên nhận bảo đảm tự bán tài sản thế chấp
Cơ sở pháp lý: Thông tư 28/2015/TT-BTC ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá việt nam số 05, 06 và 07
Nguyên tắc định giá tài sản bảo đảm theo pháp luật hiện hành
- Các bên đương sự tự thỏa thuận về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để xác định giá trị tài sản. Nhà nước tôn trọng sự thỏa thuận của các bên đương sự về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước.
- Việc định giá tài sản được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật, thực trạng của tài sản; phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản tại thời điểm định giá.
- Bảo đảm trung thực, khách quan, công khai, đúng quy định của pháp luật.
- Giá tài sản được tính bằng đồng Việt Nam.
- Trường hợp tài sản định giá không còn thì việc xác định giá căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc hoặc tham khảo giá của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định. Tài sản cùng loại, tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật được xác định theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 2 Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC quy định một số điều của bộ luật tố tụng dân sự về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
Xử lý các hành vi cản trở việc định giá tài sản
Trong quá trình định giá tài sản, nếu có hành vi cản trở thì sẽ bị xử phạt như sau: Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật:
- Làm giả, hủy hoại chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của Tòa án.
- Từ chối khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng.
- Từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, kết luận giám định sai sự thật.
- Cố ý dịch sai sự thật.
- Không cử người tham gia Hội đồng định giá theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng; không tham gia thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng định giá mà không có lý do chính đáng.
- Cản trở người tiến hành tố tụng tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ, định giá, giám định hoặc xác minh, thu thập chứng cứ khác do Bộ luật này quy định.
- Lừa dối, mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối.
- Lừa dối, mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan.
- Lừa dối, mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa.
>>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp khi mua hàng là tài sản đảm bảo
Việc xử phạt được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Người giám định từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng.
- Không tham gia thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng định giá mà không có lý do chính đáng.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi: Người giám định kết luận giám định sai sự thật.
Như vậy, căn cứ vào mức độ vi phạm của hành vi cản trở định giá tài sản đảm bảo trong tố tụng dân sự, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính đối với hành vi đó.
Cơ sở pháp lý: Điều 489 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; Điều 18 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15
Luật sư tư vấn định giá tài sản bảo đảm
Luật sư có thể tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến định giá tài sản bảo đảm, hướng dẫn thủ tục giải quyết tranh chấp về định giá tài sản đảm bảo. Họ cũng có thể hỗ trợ thu thập tài liệu, hồ sơ liên quan để tiến hành định giá tài sản đảm bảo, hướng dẫn thực hiện thủ tục hòa giải khi các bên thực hiện nghĩa vụ đảm bảo có tranh chấp. Ngoài ra, luật sư còn đưa ra các giải pháp khi có hành vi cản trở định giá tài sản đảm bảo và đại diện theo ủy quyền của khách hàng trong các vụ kiện liên quan đến định giá tài sản.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhất. Xin cám ơn!
Số điểm: 4.6 (66 phiếu)