Chuẩn bị tài chính cho hôn nhân và nghỉ hưu

“Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại” – Benjamin Franklin

Thực tế, nhiều người trong chúng ta đều có mục tiêu tài chính cho riêng mình. Thế nhưng, mọi mục tiêu sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn chỉ nghĩ mà không làm. “Không chuẩn bị” chính là không hành động. Đừng để đến lúc thất nghiệp, bệnh tật, tai nạn hay nghỉ hưu bạn mới nghĩ đến việc chuẩn bị tài chính cho bản thân mình.

Từ những việc nhỏ như lập kế hoạch và quản lý thu chi cho bản thân mỗi ngày đã là “tảng băng chìm” cho một nền tảng tài chính vững chắc sau này.

Nếu bạn vẫn chưa biết cách chuẩn bị tài chính cho các cột mốc quan trọng trong đời, hãy cùng RedBag lắng nghe những chia sẻ từ chị Mina Chung (Đại sứ của nền tảng cộng đồng phụ nữ chuyên về tài chính và sự nghiệp – 15 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng toàn cầu) về cách bước qua những cột mốc quan trọng với tài chính sẵn sàng ngay sau đây:

Theo chị những cột mốc quan trọng nào trong cuộc đời sẽ cần có sự chuẩn bị về tài chính?

Mình có thể nhìn theo nhiều góc độ khác nhau. Nếu xét về độ tuổi, các bạn có thể lấy cột mốc đầu tiên khi mình 25 tuổi, mới ra trường và kiếm được đồng lương đầu tiên. Khi đó, bạn chắc chắn sẽ quan tâm đến việc quản lý tài chính cá nhân. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt cột mốc sau mười năm một lần như 35, 45 hay 55 tuổi là độ tuổi nghỉ hưu chẳng hạn. Đó là từng cột mốc quan trọng về độ tuổi.

Tuy nhiên, nếu xét về hoàn cảnh, ví dụ bạn là sinh viên mới ra trường, bạn độc thân, bạn đang chuẩn bị cho hôn nhân hoặc sắp có con thì nó lại không liên quan đến độ tuổi nữa rồi. Có thể bạn sẽ kết hôn và có con trước 30 tuổi hoặc 40 tuổi. Suy cho cùng, đối với các cột mốc có sự chuyển đổi này thì việc chuẩn bị tài chính là rất quan trọng.

Vì thế, mình có thể nhìn vào độ tuổi và hoàn cảnh để biết được những bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Từ đó chuẩn bị tài chính để phục vụ cho những cột mốc đó. Mỗi người sẽ có những quy trình và hành trình quản lý tài chính khác nhau tùy theo góc nhìn và mục tiêu của mình.

chuan-bi-tai-chinh-ca-nhan-cho-cac-cot-moc-quan-trong-redbag

Trong những cột mốc vừa nêu, đâu là cột mốc quan trọng và có tính bước ngoặt nhất?

Nói về độ tuổi thì đặt thời gian cho việc nghỉ hưu rất quan trọng. Vì đó là đích đến cuối cùng của mỗi người. Theo luật, độ tuổi nghỉ hưu của phụ nữ sẽ là 55, nam giới thì 60. Nếu không nói về luật thì về sức khỏe hay tinh thần, khi tới một độ tuổi nhất định, bạn cũng sẽ không còn đủ sức khỏe và năng lực để tiếp tục công việc. Công ty cũng sẽ không tiếp tục thuê bạn nữa. Bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề về tài chính nên hành trình bạn chuẩn bị từ bây giờ đến khi đó rất quan trọng.

Mỗi người sẽ có những đường băng nghỉ hưu khác nhau, có thể là 25 năm, 30 năm,… Trong khoảng thời gian này, nếu bạn không có dòng thu nhập cho bản thân nữa thì bạn cần phải chuẩn bị tài chính ổn định để có thể sống đến cuối đời. Còn nếu bạn lập mục tiêu dựa vào con cái thì đó lại là câu chuyện khác.

Đối với cột mốc cuối cùng của cuộc đời, chị cảm thấy mọi người đều nghĩ nó rất xa vời: “Em còn trẻ, em không muốn nghĩ tới” hay “Để sau đi, em tính chuyện khác trước.” Thế nhưng ai rồi cũng sẽ đến giai đoạn đó. Việc bạn đối diện với nó từ bây giờ sẽ có lợi hơn so với những người bắt đầu trễ.

Dĩ nhiên, còn có rất nhiều những bước ngoặt lớn và quan trọng khác. Chẳng hạn như lúc không có tiền và có tiền, lúc độc thân và lập gia đình hoặc lúc ở Việt Nam và đi nước ngoài,… Đó đều là những bước ngoặt để bạn biết được rằng tài chính của mình có sự thay đổi và vì sự thay đổi đó bạn phải lên kế hoạch quản lý tài chính chặt chẽ ra sao để đạt được ước nguyện.

Mỗi người đều có những bước ngoặt và cột mốc quan trọng khác nhau. Mình không thể ngồi đây để định ra cho các bạn những cột mốc nào là quan trọng, đó là chỉ là ý kiến cá nhân. Ai trong chúng ta rồi cũng sẽ đi đến những cột mốc đó. Ưu điểm là sự chuẩn bị tài chính bây giờ của các bạn như thế nào để đối mặt với nó mới là điều quan trọng.

tang-thu-nhap-trong-giai-doan-dau-tu-lap-redbag

Người trẻ khi mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân thì nên tập trung vào yếu tố gì?

Thông thường, trong những buổi Workshop hay chia sẻ cùng các bạn về hành trình quản lý tài chính cá nhân, chị có nhắc đến vòng xoay dòng tiền bao gồm 5 bước:

  • Thu nhập.
  • Tiết kiệm.
  • Chi tiêu.
  • Đầu tư (trích một phần tiết kiệm cho đầu tư).
  • Phòng chống và bảo vệ những thứ mình xây dựng nên để chúng không mất đi.

Khi nói đến 5 bước này, yếu tố đầu tiên là kiếm tiền và tăng thu nhập. Bởi nếu không có dòng vào thì mình quản lý cái gì? Mình cũng không thể tiếp tục các bước kế tiếp được. Do vậy thu nhập là yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt với cột mốc 20. Đây là khoảng thời gian rất có lợi vì đường băng thời gian của bạn tới tuổi nghỉ hưu dài hơn người khác. Nếu bạn bắt đầu từ bây giờ bạn sẽ có lợi hơn rất nhiều so với những người bắt đầu từ năm 40 tuổi. Bởi vì họ chỉ còn 10 năm nữa là đến tuổi nghỉ hưu nên phải tăng tốc để theo kịp bạn.

Trong những buổi chia sẻ với các bạn trong cộng đồng, chị cũng hay nói về việc mình phải tập trung tăng trưởng nó như thế nào? Lương cứng là chưa đủ. Mặc dù với lương cứng bạn cũng phải có kế hoạch tăng lương. Nhưng bạn có ngồi xuống để trao đổi với sếp hay không? Bạn có mạnh dạn chủ động hỏi về công việc, mục tiêu và nếu mình đạt được thì trong những năm tới mình có được tăng lương hay không? Đây là những câu chuyện mà chị cảm thấy mọi người vẫn còn rất e dè.

Quan trọng ở đây là không ai muốn mức lương của mình sau 5 năm hay 10 năm đều nằm yên một chỗ. Bạn phải tập trung đến việc đề nghị với sếp của mình, dù sếp không “open mind” lắm thì bạn cũng đã thử và chủ động rồi. Sau nhiều lần thử, hãy đặt câu hỏi: “Liệu đây có phải là môi trường để mình phát triển bản thân hay không?”

Ngoài lương cứng thì sẽ có những khoản khác đến từ công việc Freelance hay từ những dự án bên ngoài. Có thể bạn sinh ra đã phát hiện được tài năng của mình. Hãy xem mình có thể kiếm được thu nhập nhờ tài năng đó hay không? Còn với ai chưa biết thì nên tìm kiếm kỹ năng mới phù hợp để phát triển.

Ví dụ, bản thân chị là dân học tài chính, đi làm về tài chính nhưng lại có đam mê với trang trí nội thất và gỗ. Chị cũng phải tự đi học và đi làm rồi sau đó mới dám nhận các dự án thiết kế nội thất cho khách hàng hay bạn bè. Nói về sở thích thì chị thích nhảy và chị cũng phải rèn luyện để phát triển kỹ năng đó. Cho tới lúc này thì chị hoàn toàn tự tin khi nói mình có thể mở lớp dạy và kiếm thêm thu nhập. Đây đều là những việc chúng ta có thể làm tùy theo thời gian và động lực của mình.

Ngoài ra, chúng ta có thể học về đầu tư, chứng khoán nếu đây là lúc bạn muốn xây dựng tài sản và tạo thu nhập thụ động cho bản thân. Đừng quên bản thân mình chính là tài sản lớn nhất. Quan trọng bạn có chủ động phát triển bản thân mình hay không? Có nắm lấy cơ hội để tăng thu nhập hay không? Hãy tập trung vào dòng thu nhập của mình và luôn có mục tiêu hướng đến cho năm sau. Đồng thời đặt ra kế hoạch cho bản thân để đạt được mục tiêu đó.

nguoi-tre-can-chuan-bi-gi-ve-tai-chinh-ca-nhan-redbag

Đăng ký ngay để nhận bộ “Bách khoa toàn thư về thu nhập miễn phí”

Người trẻ nên làm gì để tăng thu nhập trong giai đoạn đầu phát triển sự nghiệp?

Nói về sự nghiệp thì điều đầu tiên quan trọng đó là phải có trách nhiệm với công việc mình làm. Bằng cấp hay kỹ năng đều dễ dàng có được nếu bạn chịu khó dành thời gian học tập. Nhưng nếu bạn tạo dựng được thái độ và trách nhiệm với công việc thì những mục tiêu đưa ra 100% bạn hoàn toàn có thể đạt được 110%. Đây là nền tảng mà bạn có thể đặt điều kiện với công ty mình. Rằng bạn đã đóng góp nhiều cho công ty và mong muốn thấy được hướng phát triển sự nghiệp lâu dài ở môi trường này.

Tuy nhiên, bạn cũng nên cho đi nhiều hơn, không chỉ cho công việc của mình mà còn cho khách hàng, đồng nghiệp và những người xung quanh. Biết đâu trong những mối quan hệ đó bạn sẽ tìm kiếm được cơ hội trong tương lai và những nguồn thu nhập khác mà bạn không hề biết trước.

Nói về phát triển bản thân thì đương nhiên chúng ta sẽ phải dành thời gian học hỏi và trau dồi. Có thể thời gian đầu bạn theo đuổi đam mê đó nhưng sau này thì không. Hoặc bạn không kiếm được thu nhập nào từ đam mê đó. Điều đó là hoàn toàn bình thường.

Hãy cứ nghĩ là mình đã phát triển được một kỹ năng cho bản thân và từ đó mở ra cho mình những cánh cửa mới. Bạn sẽ tiếp tục cho đến khi cảm thấy những gì bạn học được ngày hôm nay đã giúp bạn nâng tầm kỹ năng và kiến thức để áp dụng và kiếm tiền. Đó sẽ là kết quả xứng đáng dành cho bạn và là động lực để bạn bước tiếp.

xoa-bo-ap-luc-tai-chinh-tuoi-30

Sai lầm của người trẻ khi lập kế hoạch tài chính cá nhân?

Thực tế hầu hết các bạn trong cộng đồng mà chị tham gia đều chia sẻ rằng: “Em chưa có sai lầm nào trong việc quản lý tài chính cá nhân.” Bởi các bạn còn không biết mục tiêu của mình là gì?

Kể cả bây giờ khi chị hỏi các bạn là: “Em muốn nghỉ hưu vào năm bao nhiêu tuổi? Khi đó em sẽ làm gì để đảm bảo tài chính cho cuộc sống nghỉ hưu của mình? Hay em hình dung thế nào về cuộc sống lúc về già?” Thường câu trả lời chị nhận được sẽ là: “Em chưa nghĩ tới”. Đối với chị đó chính là sai lầm đầu tiên. Vậy tất cả mọi người chuẩn bị tài chính để làm gì? Mình phải có một đích đến.

Sai lầm thứ hai đó chính là đợi có sai lầm rồi mới quản lý tài chính. Nghĩa là khi bị lừa đảo về tài chính, bị mất tiền trong đầu tư hay thua lỗ trong kinh doanh, chúng ta mới cuống cuồng đi học về quản lý tài chính. Đến lúc đó chị thường nhận được những phản hồi như: “Ôi chị ơi! Phải chi em được học những điều này sớm hơn.”

Đối với chị, mắc sai lầm là chuyện bình thường, chị cũng từng mắc rất nhiều sai lầm trong việc quản lý tài chính. Thế nhưng, bạn phải có kế hoạch, phải biết đích đến của mình để khi mắc phải những sai lầm đó bạn mới nhìn nhận được bài học cho mình. Chứ cứ nhảy vào nói về những sai lầm chung chung trong khi mình còn không biết tình h

By Thai Anh

Hỗ trợ bạn đọc có thêm nhiều kiến thức vay vốn. Giúp mọi người có thể giải quyết các vấn đề tài chính trong cuộc sống thường ngày.