Bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy trình và phí bảo lãnh thế nào?

Bảo lãnh ngân hàng là một thuật ngữ đang thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng. Vậy, bạn đã hiểu rõ về bảo lãnh ngân hàng là gì và quy trình bảo lãnh ngân hàng như thế nào chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Theo Luật tổ chức tín dụng năm 2010, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng. Đây là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh). Bảo lãnh ngân hàng giúp đảm bảo an toàn cho cả bên bán và bên mua trong giao dịch thương mại.

Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Điều này được áp dụng trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải có trách nhiệm nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Chứng thư bảo lãnh là cam kết của ngân hàng bằng văn bản dành cho đơn vị kinh doanh. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, ngân hàng sẽ thực hiện thay cho đơn vị kinh doanh đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên đơn vị thứ 3 (Bên bán hàng).

Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

Để hiểu rõ hơn về bảo lãnh ngân hàng, chúng ta hãy tìm hiểu các đặc điểm của nó:

  • Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch hay hành vi thương mại đặc thù.
  • Hoạt động bảo lãnh ngân hàng thường do tổ chức tín dụng thực hiện.
  • Tổ chức tín dụng không chỉ là người bảo lãnh mà còn là một nhà kinh doanh ngân hàng.
  • Trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng sẽ có 2 hợp đồng, gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh.
  • Giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch hai bên hay ba bên mà là một giao dịch kép.
  • Giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ, tất cả các nghĩa vụ của người bảo lãnh phải thiết lập bằng văn bản.
  • Bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh vô điều kiện (hay còn gọi là bảo lãnh độc lập).

Các loại bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng được phân chia ra nhiều loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Dưới đây là một số loại bảo lãnh ngân hàng phổ biến:

  • Phân loại theo phương thức phát hành: Bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh gián tiếp, bảo lãnh được xác nhận, đồng bảo lãnh.
  • Phân loại theo hình thức sử dụng: Bảo lãnh có điều kiện, bảo lãnh vô điều kiện.
  • Phân loại theo mục đích sử dụng: Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn, bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng.
  • Các loại bảo lãnh khác: Thư tín dụng dự phòng (L/C), bảo lãnh thuế quan, bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Đối tượng tham gia bảo lãnh ngân hàng

Trong quá trình bảo lãnh ngân hàng, có ba đối tượng chính tham gia:

  • Bên bảo lãnh: Ngân hàng.
  • Bên được bảo lãnh: Là khách hàng của ngân hàng, có nghĩa vụ thực hiện chi trả các khoản nợ theo cam kết ghi trong hợp đồng.
  • Bên nhận bảo lãnh: Là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của ngân hàng, là đối tác của khách hàng.

Lợi ích của việc bảo lãnh

Việc sử dụng bảo lãnh ngân hàng mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia giao dịch, bao gồm:

  • Giảm thiểu rủi ro trong quá trình vay vốn.
  • Trì hoãn thanh toán và tăng tài sản lưu thông hiện có.

Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Quy trình bảo lãnh ngân hàng gồm những bước sau:

  1. Khách hàng ký kết hợp đồng với đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu…
  2. Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến ngân hàng. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ pháp lý, hồ sơ mục đích, hồ sơ tài chính kinh doanh và hồ sơ TSBĐ.
  3. Ngân hàng tiến hành thẩm định các nội dung như tính hợp pháp, tính khả thi của dự án bảo lãnh, năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính…
  4. Nếu đồng ý bảo lãnh, ngân hàng và khách hàng sẽ ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.
  5. Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.
  6. Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu có nghĩa vụ xảy ra.
  7. Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí).
  8. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh, ngân hàng sẽ đứng ra trả thay và thu nợ từ bên được bảo lãnh.

Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Phí bảo lãnh ngân hàng

Phí bảo lãnh là chi phí mà bên được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng khi sử dụng dịch vụ này. Phí bảo lãnh được tính dựa trên số tiền bảo lãnh, tỷ lệ phí và thời gian bảo lãnh. Phí bảo lãnh là một khoản chi phí được tính vào phí dịch vụ và đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng.

Từ những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về bảo lãnh ngân hàng là gì, quy trình bảo lãnh ngân hàng như thế nào và phí bảo lãnh ngân hàng rồi đúng không? Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết. Để biết thêm thông tin chi tiết về bảo lãnh ngân hàng, hãy ghé thăm EzCash.vn.

By Thai Anh

Hỗ trợ bạn đọc có thêm nhiều kiến thức vay vốn. Giúp mọi người có thể giải quyết các vấn đề tài chính trong cuộc sống thường ngày.