BHYT sau khi nghỉ việc

Bảo hiểm y tế khi nghỉ việc liệu có còn hiệu lực? Đó là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những bạn đã có thời gian đóng bảo hiểm y tế trong quá trình làm việc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin kỹ hơn về bảo hiểm y tế khi nghỉ việc và những điều bạn cần lưu ý về nó. Cùng tìm hiểu nhé!

Bảo Hiểm Y Tế Khi Nghỉ Việc Được Giải Quyết Như Thế Nào?

Dựa vào điều khoản 2 của Công văn số 3881/BHXH, vấn đề bảo hiểm y tế khi nghỉ việc được giải quyết như sau:

Những điều cần lưu ý về BHYT khi nghỉ việc

  • Đối với đơn vị sử dụng lao động cùng tham gia BHXH, BHYT.

Một khi có sự thay đổi về số lượng người tham gia hoặc rút khỏi BHYT, thì cơ quan hoặc đơn vị nhanh chóng kịp thời gửi danh sách đó cho cơ quan BHXH theo một biểu mẫu đã được quy định sẵn trong Quyết định 959/QĐ-BHXH của giám đốc BHXH. Nếu có sự chậm trễ, thì đơn vị đó cần phải đóng đủ số tiền BHYT của những tháng báo giảm chậm và thẻ bảo hiểm y tế sẽ có giá trị hiệu lực đến tháng đó.

Tuy nhiên, chính sách này có thể khác nhau ở từng khu vực địa phương, vì vậy bạn cần tham khảo và hỏi rõ trước khi quyết định nghỉ việc để đảm bảo quyền lợi của bản thân nhé.

Có một vài trường hợp những người lao động, mặc dù đã thông báo thời gian nghỉ việc và trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho công ty, nhưng vẫn thấy bị trừ tiền do bảo hiểm. Những trường hợp này sẽ là lỗi do công ty chưa nộp thông báo cắt giảm nhân sự. Lúc đó, bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại lên công ty để được xem xét và bảo vệ quyền hạn của bản thân.

Liệu Có Thể Tiếp Tục Tham Gia Bảo Hiểm Y Tế Sau Khi Nghỉ Việc?

Theo Luật bảo hiểm y tế 2008, mỗi người chỉ được cấp duy nhất một thẻ bảo hiểm y tế để thừa hưởng các quyền lợi của bảo hiểm y tế.

Liệu sau khi nghỉ việc có thể tiếp tục tham gia BHYT

Vì vậy, khi đã nghỉ việc ở công ty, bạn coi như là đã chấm dứt việc tham gia BHYT. Tuy nhiên, nếu muốn, bạn vẫn có thể tham gia BHYT dưới hình thức hộ gia đình. Thậm chí, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về việc đảm bảo quyền lợi bảo hiểm, vì chế độ này được quy định rất chặt chẽ. Ví dụ:

  • Bất kỳ ai tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi, thẻ bảo hiểm y tế của họ sẽ có giá trị tiếp nối với ngày hết hạn của thẻ lần trước.

Nghĩa là, giá trị sử dụng trên thẻ BHYT mới được nối tiếp với ngày hết hạn của thẻ cũ và bạn sẽ được hưởng các mức bảo hiểm giống với hình thức bạn đã tham gia.

Mất Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Khi Nghỉ Việc Giải Quyết Thế Nào?

Dựa trên Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, khi thẻ bảo hiểm y tế bị mất, bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục đề nghị cấp lại thẻ BHYT bị mất. Tuy nhiên, sẽ có 2 trường hợp phát sinh như sau:

  • Trường hợp 1: Nếu công ty hoặc cơ quan của bạn chưa thực hiện thông báo cắt giảm nhân sự, bạn có thể làm đơn đề nghị để xin cấp lại bảo hiểm y tế phục vụ trong khoảng thời gian còn lại khi nghỉ việc.
  • Trường hợp 2: Nếu công ty đã làm thủ tục báo giảm lao động và đã chốt sổ bảo hiểm y tế, bạn không còn được phép yêu cầu cấp lại. Tuy nhiên, bạn vẫn phải thực hiện trách nhiệm đóng đầy đủ các khoản yêu cầu của BHYT.

Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Khi Nghỉ Việc Có Còn Giá Trị?

Theo Quyết định 595, khi doanh nghiệp báo giảm người tham gia BHYT tại đơn vị mình, thẻ BHYT của người lao động thôi việc chỉ có giá trị sử dụng đến hết tháng đó.

Liệu thẻ BHYT khi nghỉ việc còn có giá trị

Người lao động không được phép dùng thẻ BHYT cho đến khi hết ngày sử dụng ghi trên thẻ. Khi có bất kỳ trường hợp khám, chữa bệnh nào, cơ sở khám, chữa bệnh cũng phải tra cứu thông tin thẻ BHYT trên hệ thống để xác định giá trị sử dụng của thẻ này.

Dựa vào kết quả tra cứu, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sẽ:

  • Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT đối với trường hợp người tham gia BHYT đang đóng và thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.
  • Không thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT đối với trường hợp người tham gia đã bị báo giảm nhưng tại thời điểm khám, chữa bệnh thẻ vẫn còn giá trị sử dụng.

Các Tiêu Chí Của Giấy Chứng Nhận Hưởng Bảo Hiểm Y Tế Khi Nghỉ Việc

Ngoài việc tìm hiểu chế độ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc, bạn cũng cần nắm chắc cách làm giấy chứng nhận hưởng quyền lợi. Vậy giấy chứng nhận hưởng bảo hiểm y tế khi nghỉ việc sẽ phải đáp ứng các tiêu chí như sau:

Mẫu giấy chứng nhận hưởng BHYT khi nghỉ việc

  • Đầu tiên, giấy chứng nhận phải được cấp phép bởi cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động.
  • Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH được cấp phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở KCB và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nó cũng phải đúng với tình trạng sức khỏe của bạn và hướng dẫn chuyển môn của Bộ Y tế.
  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH chỉ được cấp trong thời hạn sử dụng là 30 ngày.
  • Con dấu được dùng trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải là mẫu dấu pháp nhân của cơ sở KCB được đăng ký với cơ quan BHXH, và mẫu dấu này có thể tròn, vuông, hình đa giác hoặc các hình dạng khác không yêu cầu bắt buộc.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết cho bạn về vấn đề bảo hiểm y tế khi nghỉ việc. Điều này có vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo quyền lợi của bản thân sau khi thôi việc và ngừng tham gia bảo hiểm tại công ty. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy để lại bình luận phía dưới. EzCash sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc.

By Thai Anh

Hỗ trợ bạn đọc có thêm nhiều kiến thức vay vốn. Giúp mọi người có thể giải quyết các vấn đề tài chính trong cuộc sống thường ngày.