Cách tính lãi suất thẻ tín dụng các ngân hàng hiện nay

Hầu hết mọi người đều quan tâm đến tiện ích của thẻ tín dụng mà quên không ý tới lãi suất. Vậy, cách tính lãi suất thẻ tín dụng tại các ngân hàng hiện nay như thế nào?

Trong vài năm trở lại đây, thẻ tín dụng được khá nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Cũng bởi, khi sở hữu tấm thẻ này, khách hàng có thể dễ dàng thanh toán hóa đơn mà không cần mang tiền mặt. Có lẽ vì tính năng vượt trội trên mà người sử dụng ít khi để ý đến các loại phí của thẻ tín dụng.

Theo đó, lãi suất thẻ tín dụng khá cao. Thế nhưng, khách hàng chỉ phải trả lãi suất nếu không trả đủ số tiền đã sử dụng từ thẻ tín dụng. Để biết cách tính lãi suất thẻ tín dụng tại các ngân hàng hiện nay, hãy cùng EzCash.vn tìm hiểu qua bài viết sau.

Giới thiệu đôi nét về thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng hay còn được gọi là Credit Card. Đây là loại thẻ có tính năng chi tiêu trước thanh toán sau, được phát hành bởi ngân hàng. Tức là, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức nhất định. Tùy thuộc vào tài chính cá nhân cũng như mức độ uy tín mà hạn mức sẽ khác nhau.

Giới thiệu đôi nét về thẻ tín dụng

Khi sở hữu tấm thẻ này, khách hàng có thể dùng để chi tiêu hoặc rút tiền mặt khi cần. Và tất nhiên, khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã vay của ngân hàng khi tới hạn. Đây được xem là một khoản vay tiêu dùng nhưng không qua tiền mặt.

Hiện nay có 2 loại thẻ tín dụng chính đó là:

  • Thẻ tín dụng nội địa: Chỉ có thể thanh toán hóa đơn mua sắm trong nước.
  • Thẻ tín dụng quốc tế: Sử dụng để thanh toán trong và quốc tế.

Các loại lãi suất khi dùng thẻ tín dụng

Mặc dù thẻ tín dụng mang đến nhiều lợi ích vượt trội, nhưng nếu bạn sử dụng không đúng cách thì sẽ phải chịu các loại phí ngân hàng đưa ra.

Lãi suất chung

Bản chất của thẻ tín dụng giống với hình thức cho vay tiêu dùng. Khách hàng sẽ được miễn lãi trong vòng 45 ngày. Sau thời gian này nếu không thanh toán đủ dư nợ, ngân hàng sẽ áp dụng tính lãi suất.

Tất nhiên, nếu thanh toán đủ nợ trong thời hạn cho phép khách hàng sẽ không mất bất cứ khoản phí nào. Do đó, để không bị tính lãi suất này, khách hàng cần nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng khi nhận được sao kê tín dụng.

Lãi suất rút tiền

Tính năng chính của thẻ tín dụng là để thanh toán. Thế nhưng khi cần tiền gấp khách hàng vẫn có thể rút tiền mặt từ chiếc thẻ này. Song, ngân hàng sẽ áp dụng tính phí rút cao ngất ngưởng. Thông thường sẽ từ 3 đến 5%/số tiền giao dịch, hạn mức rút tối đa 70%.

Lãi suất chuyển đổi ngoại tệ

Với thẻ tín dụng quốc tế, khách hàng có thể thoải mái mua sắm, du lịch ở các nước trên thế giới. Và mỗi lần chuyển đổi ngoại tệ, khách hàng sẽ phải chịu mức phí từ 2 đến 4% tùy theo quy định của mỗi ngân hàng.

Cách tính lãi suất thẻ tín dụng các ngân hàng hiện nay

Tại sao kê thanh toán thẻ tín dụng mà ngân hàng gửi vào chu kỳ thanh toán. Khách hàng sẽ nhìn thấy số tiền tối thiểu mà mình phải thanh toán. Tùy vào quy định mỗi ngân hàng, nhưng hầu hết đều áp dụng số tiền tối thiểu là 5% dư nợ cuối kỳ.

Nếu thanh toán 5% tối thiểu khách hàng sẽ không bị chịu phí phạt nhưng vẫn bị tính lãi suất. Tiền lãi thẻ tín dụng sẽ được tính theo các tiêu chí dưới đây:

  • Giao dịch tính lãi trong billing cycle: Mua sắm trên mạng, rút tiền tại máy ATM tính lãi ngay thời điểm rút.
  • Số dư trung bình ngày trong chu kỳ thanh toán: Lấy mỗi số dư cuối ngày trong tháng cộng với nhau, sau đó chia trung bình số ngày trong tháng.
  • Lãi suất mỗi ngày: Quy đổi lãi suất hàng ngày bằng cách lấy lãi suất chia cho 365 ngày.

Ví dụ: Khách hàng được cấp thẻ tín dụng với ưu đãi miễn lãi trong 45 ngày. Chu kỳ thanh toán từ 1 đến 30 ngày, tức hạn chót trả tiền là ngày 15 của tháng tiếp theo. Số tiền thanh toán tối thiểu 5%.

Giả sử:

  • Ngày 5/03 bạn mua một món hàng với giá 2 triệu đồng.
  • Ngày 31/03, ngân hàng gửi bạn sao kê yêu cầu thanh toán đủ dư nợ 2 triệu đồng vào ngày 15/04. Số tiền thanh toán tối thiểu 5%, tức 100.000 VNĐ.
  • Ngày 10/04 bạn tiếp tục mua hàng với số tiền 4 triệu đồng.
  • Ngày 15/04 bạn thanh toán cho ngân hàng 100.000 VNĐ, số tiền tối thiểu 5%.

Vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4, khách hàng sẽ nhận được bản sao kê thanh toán bao gồm 2 triệu của tháng 03 và 4 triệu của tháng 04. Ngân hàng áp dụng tính lãi với món hàng 4 triệu đồng do ngày 15/03, khách hàng không được miễn lãi vì chưa thanh toán đủ dư nợ.

Cần làm gì để không bị tính lãi suất thẻ tín dụng?

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng thẻ tín dụng mà không bất cứ khoản phí nào. Để tránh bị ngân hàng tính lãi suất thẻ tín dụng, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau.

Cần làm gì để không bị tính lãi suất thẻ tín dụng?

  • Thanh toán các khoản tiền giao dịch càng sớm càng tốt. Nếu không trả đủ thì có bao nhiêu trả bấy nhiêu. Bởi, theo phương thức tính lãi, tiền ngày nào nhiều thì lãi càng nhiều.
  • Trường hợp biết trước không thể thanh toán dư nợ trong tháng trước vào hạn chót, bạn hãy chú ý không mua sắm trong những ngày tới. Bởi, các giao dịch sau đó sẽ bị ngân hàng áp dụng tính lãi suất do bạn chưa thanh toán đủ dư nợ.
  • Nếu không trả được hết nợ, khách hàng sẽ mất ít nhất 2 tháng để tiếp tục được hưởng ưu đãi miễn lãi suất.

Tham khảo lãi suất thẻ tín dụng tại một số ngân hàng

Lãi suất thẻ tín dụng tại các ngân hàng hiện nay dao động từ 20% trở lên. Mức lãi cụ thể tùy thuộc vào từng loại thẻ, hạng thẻ. Dưới đây là bảng lãi suất thẻ tín dụng tại một số ngân hàng hiện nay.

Lãi suất thẻ tín dụng Mức lãi suất/tháng (%)
Citibank 2,4 – 2,75
Techcombank 1,9 – 2,33
ACB 2,00 – 2,42
FE Credit 3,08 – 4,08
HSBC 3,00 – 3,49
VIB 2,08 – 2,58
Sacombank 1,6 – 2,5
Shinhan Bank 1,75
OCB 1,42
Nam Á Bank 1,5 – 2,5
LienVietPostBank 2,00
Standard Chartered 2,2 – 2,4
Eximbank 1,9 – 2,0
BIDV 1,25 – 1,5
VietinBank 1,5

Lưu ý: Bảng lãi suất trên chỉ mang tính chất tham khảo. Ngân hàng có thể sẽ điều chỉnh để phù hợp với từng thời điểm.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính lãi suất thẻ tín dụng tại các ngân hàng hiện nay. Hãy tìm hiểu kỹ về cách dùng thẻ tín dụng để tận dụng tối đa những lợi ích mà chiếc thẻ này mang lại.

Đọc thêm: EzCash.vn

By Thai Anh

Hỗ trợ bạn đọc có thêm nhiều kiến thức vay vốn. Giúp mọi người có thể giải quyết các vấn đề tài chính trong cuộc sống thường ngày.